Kinh nguyệt không đều phổ biến ở các chị em. Trang bị những kiến thức cần thiết về nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí kinh nguyệt không đều là rất cần thiết.
Bạn đang đọc: Kinh nguyệt không đều: nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí
Kinh nguyệt không đều nguyên nhân do đâu và khắc phục thế nào?
Kinh nguyệt không đều là gì? Có biểu hiện thế nào?
Chu kỳ kinh của chị em được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt tháng này đến trước một ngày của ngày xuất hiện kỳ kinh ở tháng sau. Thông thường mỗi chu kỳ kinh kéo dài 28 – 32 ngày, mỗi chu kỳ kinh sẽ có khoảng 3 – 5 ngày hành kinh với lượng máu mỗi kỳ kinh khoảng 40 – 80 ml, máu màu đỏ sẫm; lượng máu ít ở ngày đầu, tăng dần ở ngày thứ 2 và dần giảm lượng rồi hết.
Kinh nguyệt không đều là khi chị em thấy có những biểu hiện sau:
- Rong kinh: Kỳ kinh kéo dài 7 – 10 ngày, lượng máu kinh mất hơn 80ml trong chu kỳ kinh. Rong kinh có thể khiến chị em bị ngất, choáng váng, xanh xao, mệt mỏi… do mất máu quá nhiều.
- Đau bụng kinh: Rất nhiều chị em thời gian hành kinh bị đau bụng kinh dữ dội, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày. Đây là những cơn co bóp mạnh của cơ tử cung, xuất hiện từ vùng bụng dưới xuyên ra cột sống lan toàn thành bụng.
- Kinh nguyệt đến muộn, chu kỳ kinh kéo dài quá 35 ngày.
- Kinh nguyệt đến sớm, chu kỳ kinh kéo dài chưa đến 21 ngày.
- Lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít, nhiều hơn 100ml mỗi kỳ kinh hoặc chỉ khoảng 20 – 30ml mỗi kỳ kinh.
- Màu máu bất thường: Máu kinh bình thường có màu đỏ sẫm nếu thấy máu kinh đỏ tươi, nâu đen, đen sẫm, màu xám…
Rất nhiều chị em thời gian hành kinh bị đau bụng kinh dữ dội, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày.
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều là do đâu?
Kinh nguyệt không đều ở nữ giới thường do những nguyên nhân sau đây:
- Mất cân bằng nội tiết tố nữ: Mất cân bằng nội tiết tố nữ là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều. Nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone có vai trò điều chỉnh chu kỳ kinh nhưng hormone trong cơ thể chị em khá phức tạp, liên quan tới vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng. Nếu 1 trong 3 cơ quan này có vấn đề, kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng.
- Trạng thái tâm lý không ổn định: Căng thẳng tâm lý thường ảnh hưởng tới sự bài tiết hormone, gây bất thường đến sự bài tiết hormone từ đó mà gây bất thường trong kỳ kinh.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn kiêng sai phương pháp khiến cơ thể bị thiếu chất, giảm bài tiết hormone estrogen gây kinh nguyệt không đều. Thêm vào đó, nếu chị em hút thuốc, uống nhiều rượu bia, cà phê… cũng có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt.
- Vận động quá sức gây tiêu hao năng lượng, sụt cân nhanh ảnh hưởng đến tình trạng kinh nguyệt.
- Tác dụng phụ của thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai… có thể ảnh hưởng chu kỳ kinh, gây ra các vấn đề như chậm kinh, mất kinh, kinh nguyệt không đều…
- Nhiễm lạnh trong một thời gian dài: Lúc này, huyết quản sẽ bị co lại bất thường dẫn đến kinh nguyệt không đều hoặc bế kinh…
- Do mắc các bệnh lý phụ khoa: Những bệnh phụ khoa như hội chứng đa nang buồng trứng, viêm tử cung, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng… có thể gây kinh nguyệt không đều.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo những nhóm đối tượng dễ mắc ung thư cổ tử cung
Tác dụng phụ của thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai… có thể ảnh hưởng chu kỳ kinh.
Khắc phục kinh nguyệt không đều thế nào?
Hiện tượng kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống sinh hoạt chị em. Đặc biệt, nếu hiện tượng này bắt nguồn từ các bệnh phụ khoa thì sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Chính vì thế khi có dấu hiệu kinh nguyệt bất thường kéo dài trên 3 chu kỳ kinh, nên đi khám, tìm nguyên nhân để được xử trí sớm.
Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần chú ý chế độ sinh hoạt hàng ngày, ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ khoa học, kiểm soát tốt tâm trạng…
>>>>>Xem thêm: Tại sao bị ung thư buồng trứng
Theo dõi cơ thể, khi có dấu hiệu kinh nguyệt bất thường kéo dài trên 3 chu kỳ kinh, nên đi khám, tìm nguyên nhân để được xử trí sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.