Kinh nguyệt không đều ở tuổi 19 là tình trạng nhiều bạn gái gặp phải. Tuy nhiên, không phải bạn nữ nào cũng nắm rõ kiến thức về kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản. Hãy đọc bài viết của chúng tôi bên dưới để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Bạn đang đọc: Kinh nguyệt không đều ở tuổi 19: Nguyên nhân, cách điều trị
1. Đôi nét về hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi 19
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 19 là các dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như số ngày kinh và lượng máu kinh không đều,… Nguyên nhân hàng đầu của tình trạng này là do các hormone của các bạn gái vẫn chưa hoàn thiện và cơ thể đang trong thời kỳ chuyển đổi, phát triển.
Ngoài ra, tình trạng buồng trứng phóng noãn bất thường như tháng phóng noãng 1 lần, tháng lại 2 – 3 lần, thậm chí tới 6 tháng/lần sẽ gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều.
Kinh nguyệt không đều ở tuổi 19 là tình trạng nhiều bạn gái gặp phải
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 19
19 tuổi là thời điểm cơ thể đang có sự biến chuyển về thể chất và tâm lý. Vì vậy, rối loạn kinh nguyệt cũng là điều bình thường. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái có thể tới sớm hoặc muộn vài ba ngày và thời gian hành kinh có thể ngắn hoặc dài. Đó là bởi vì hormone trong cơ thể vẫn chưa ổn định và có thể sản sinh ra nhiều hoặc ít trong mỗi chu kỳ. Kèm theo đó là ngày “đèn đỏ” cũng bị tác động ít nhiều.
Ngoài ra, nếu chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái đang đều đặn rồi lại không đều thì có thể do những nguyên nhân sau đây:
– Có thai (trong trường hợp các bạn gái đã quan hệ tình dục mà không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào).
– Mệt mỏi, căng thẳng kéo dài do chuyện học hành hoặc chuyện tình cảm.
– Thay đổi môi trường sống hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt.
– Sử dụng các loại thuốc kháng sinh nhiều ngày hoặc các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.
– Mắc một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm tử cung, viêm lộ tuyến, viêm phần phụ,…
Tìm hiểu thêm: Trồng răng giả ở đâu tốt? Địa chỉ nha khoa trồng răng giả uy tín tại HN
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn gái bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 19
3. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 19 có ảnh hưởng gì không?
Nếu cơ thể của các bạn vẫn khỏe mạnh nhưng kinh nguyệt thỉnh thoảng không đều thì cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, sự thay đổi của hormone nội tiết tố trong thời kỳ dậy thì cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể là da bị xỉn màu, sạm, thiếu sức sống, nổi mụn trứng cá, thiếu đàn hồi, dễ bị lão hóa. Cùng với đó, tâm lý của các bạn gái cũng có nhiều thay đổi như suy nghĩ tiêu cực, dễ cáu gắt,… Nhưng khi đã qua được giai đoạn này, cơ thể và các bộ phận phát triển toàn diện và tâm lý ổn định hơn thì hiện tượng này sẽ biến mất.
Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 19 do những bệnh phụ khoa gây ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của các bạn gái. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục hiệu quả, căn bệnh này có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai thành công và lâu dần có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Vì vậy, khi vòng kinh kéo dài quá lâu, kèm theo biểu hiện đau bụng dữ dội, máu ra quá nhiều, các bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ hiệu quả nhất.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết mắc những bệnh lây qua đường tình dục với 11 dấu hiệu
Nếu thấy hiện tượng kinh nguyệt không đều, các bạn gái nên tới bệnh viện thăm khám ngay
4. Cách điều trị kinh nguyệt không đều an toàn, hiệu quả
4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là cách cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều ở độ tuổi 19 tuyệt vời. Không chỉ vậy, nó còn giúp cơ thể của các bạn gái phát triển nhanh chóng, tăng cường khả năng miễn dịch và sức khỏe. Khi bị rối loạn kinh nguyệt trong độ tuổi này, chị em nên áp dụng chế độ ăn uống sau đây:
– Bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt như thịt gà, thịt bò, nghệ, gan, cá, củ cải, hạt óc chó,… để ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu do cường kinh, rong kinh.
– Bổ sung thêm các loại trái cây, rau xanh, hạt ngũ cốc, đậu nành,… để tăng cường nội tiết tố nữ.
– Uống đủ 2 – 2,5l nước/ ngày để cơ thể bài tiết, loại bỏ độc tố và vận chuyển dinh dưỡng vào cơ thể. Bên cạnh đó, uống đủ nước còn giúp tăng lượng máu kinh, điều hòa kinh nguyệt và cải thiện tình trạng ra máu kinh ít.
– Không uống rượu bia, cà phê, ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, các món ăn nhiều gia vị cay nóng,…
– Ăn uống đúng giờ, đủ bữa, không được nhịn ăn, bỏ bữa.
4.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
Căng thẳng, mệt mỏi, tâm lý thay đổi thất thường… là thủ phạm hàng đầu gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 19. Do đó, bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, các bạn gái nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học và lành mạnh. Cụ thể là:
– Ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày. Không nên thức quá khuya và trước khi đi ngủ nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử ảnh hưởng tới giấc ngủ.
– Không được hút thuốc lá và sử dụng các loại chất kích thích.
– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày.
4.3. Vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ
Ở độ tuổi 19, một số bạn gái vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vệ sinh vùng kín sao cho đúng cách. Do đó, đã có nhiều trường hợp bị viêm nhiễm, mắc một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, viêm cổ tử cung,… Để giúp vùng kín luôn khỏe mạnh, chúng tôi xin chia sẻ những mẹo sau:
– Vệ sinh vùng kín hàng ngày từ 1 – 2 lần với nước sạch hoặc dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH an toàn.
– Không thụt rửa âm đạo vì có thể khiến nấm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong, gây viêm nhiễm phụ khoa.
– Thay quần lót hàng ngày và giặt giũ sạch sẽ, phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn và nấm men tích tụ.
– Vào những ngày có kinh nguyệt, cứ sau 3-4 giờ thì thay băng vệ sinh một lần, kể cả khi chỉ ra lượng máu kinh nhỏ.
– Mặc quần lót có chất liệu thấm hút tốt, thoải mái, tránh mặc quần lót bó sát, ẩm ướt gây ngứa vùng kín.
Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn gái hiểu rõ hơn về tình trạng kinh nguyệt không đều ở độ tuổi 19. Nhìn chung rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi này là hiện tượng bình thường nhưng để tránh nguy cơ tiềm ẩn các bệnh lý phụ khoa khác, các bạn gái nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời nếu cần thiết nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.