Kinh nguyệt không đều sau sinh: khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Kinh nguyệt không đều sau sinh vốn là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải nhưng chưa hiểu rõ về nguyên nhân và khi nào cần đến gặp bác sĩ. Thời gian sau sinh, thậm chí nuôi con 1-2 năm đầu, phụ nữ gặp phải nhiều vấn đề về hành kinh. Những kiến thức sau sẽ giúp ích nhiều cho bạn.Chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sau sinh thường sẽ không ổn định so với trước kia. Lượng máu lúc ít lúc nhiều, tháng tới sớm và có tháng tới muộn. Đôi khi mẹ sẽ bị đau bụng nặng hơn hoặc đỡ đau hơn. Thời gian có kinh trở lại khoảng sau 6 tuần nhưng cơ thể cần sự thích ứng. Vì thế, kinh nguyệt không đều hoàn toàn là điều bình thường. Nhưng có những dấu hiệu khác thường mà các mẹ cần gặp ngay bác sĩ chuyên khoa.Kinh nguyệt không đều sau sinh: khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Kinh nguyệt không đều sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường với chị em phụ nữ

1. Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều sau sinh

Các hormone trong cơ thể người phụ nữ, cụ thể là estrogen có tác dụng làm dày niêm mạc tử cung trước khi trứng rụng; progesterone giúp điều chỉnh quá trình rụng trứng và quá trình ra máu hành kinh. Sự thay đổi hormone trong suốt thời gian mang thai là nguyên nhân trực tiếp khiến kinh nguyệt của các mẹ không ổn định. Cụ thể, việc thay đổi hormone là do các yếu tố sau:

– Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ kích thích cơ thể sản sinh ra hormone prolactin làm chậm hoạt động của buồng trứng và tuyến yên. Vì vậy gây ức chế quá trình sản xuất estrogen, ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt.

– Tâm lý người mẹ bị tác động: Hầu hết các mẹ đều có quá trình chăm con, đặc biệt con đầu lòng còn nhiều bỡ ngỡ. Những áp lực khác đến từ gia đình, xã hội khiến mẹ thường xuyên mệt mỏi. Nhiều chị em còn rơi vào thời kỳ trầm cảm sau sinh. Những vấn đề về tâm lý đó sẽ tác động đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có khả năng trì hoãn hoặc kéo dài thời gian có kinh.

– Sử dụng thuốc tránh thai: Sau khi có con, nhiều chị em muốn thực hiện kế hoạch chưa sinh bé ngay nên chọn biện pháp sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

2. Biểu hiện khi kinh nguyệt không đều sau sinh bất thường

Khi có các dấu hiệu bất thường về chu kỳ kinh nguyệt sau đây, chị em nên đi thăm khám bác sĩ:

2.1. Chu kỳ hành kinh bất thường

Chu kỳ bình thường của phụ nữ sẽ kéo dài từ 28-32 ngày và thời gian hành kinh từ 3-7 ngày. Nếu sau sinh chu kỳ có sự khác biệt, như ngắn hơn 28 ngày hoặc dài hơn 32 ngày là dấu hiệu của việc rối loạn hành kinh sau sinh. Có một số trường hợp thời gian có kinh sẽ ít hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày cũng được coi là bất thường. Với các mẹ sau sinh, máu kinh thay đổi hẳn sang màu đen hay vón cục cũng là dấu hiệu đáng quan tâm.

2.2. Mất kinh quá lâu sau sinh

Thể trạng của mỗi người khác nhau nên thời điểm có kinh sau sinh cũng không giống nhau. Ngoài ra, sinh thường hay sinh mổ, áp lực từ cuộc sống cũng là yếu tố khác tác động đến thời gian mất kinh. Hầu hết phụ nữ không có kinh bình thường sẽ rơi vào các trường hợp sau:

– Bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, mất kinh trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn

– Bà mẹ không cho con bú. thời gian có kinh thường sau từ 6 đến 8 tuần sau sinh

– Nếu đẻ mổ, trung bình sẽ có kinh sau 2-3 tháng.

Ngoài các trường hợp trên, nếu không có kinh sau 1 đến 2 năm thì chắc chắn mẹ đang bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

2.3. Đau bụng kinh dữ dội

Các cơn đau bụng kinh vốn là bình thường khi phụ nữ hành kinh, kể cả với các mẹ sau sinh. Tuy nhiên, nếu các cơn đau ập đến dồn dập, dữ dội và không giống thời kỳ trước có khả năng đang cảnh báo chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

2.4. Đau đầu vú bất thường

Đây là dấu hiệu chung cho thấy phụ nữ đang rơi vào tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, không riêng gì phụ nữ sau sinh. Đau đầu vú, căng tức đầu vú cảnh báo chị em về rối loạn nội tiết tố nữ và có khả năng cần sự tham vấn từ bác sĩ.Kinh nguyệt không đều sau sinh: khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Đến ngay cơ sở y tế uy tín nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt bất thường nào sau sinh

3. Cách khắc phục kinh nguyệt không đều sau sinh

Kinh nguyệt không đều sau sinh vốn là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu những dấu hiệu trên trở nên rõ ràng hơn kèm một số biểu hiện khác như âm đạo ngứa ngáy, mùi khó chịu hay đau rát khi quan hệ tình dục trong thời gian dài thì chị em nên đến cơ sở y tế để xác định chính xác tình trạng. Ngoài ra, với một số phương pháp đơn giản và dễ dàng khác, các mẹ hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh:

3.1. Chế độ ăn uống, vận động khoa học

Dinh dưỡng của mẹ sau sinh đặc biệt quan trọng giúp nuôi con và khiến cơ thể phục hồi nhanh chóng. Việc đảm bảo cân nặng sẽ khiến mẹ có đủ dưỡng chất và cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều sau sinh trong thời gian ngắn. Để đảm bảo khẩu phần ăn, giai đoạn này mẹ nên cung cấp đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng hợp lý.Một số nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu sau sinh cụ thể như bổ sung thêm 550-625kcal/ngày so với người thường. Protein và lipid nói chung cần tăng hơn. Các vitamin và khoáng chất cần thiết là vitamin B2, vitamin C, vitamin A, sắt, canxi, kẽm. Các thực phẩm lành mạnh nên bổ sung: cá hồi, thịt bò nạc, các loại đậu,… Hạn chế các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá,…Luyện tập thể thao hàng ngày cũng là cách để cơ thể trở lại trạng thái tốt nhất và kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn. Các mẹ có thể dành thời gian đi bộ từ 15-20 phút mỗi ngày, tham gia các lớp học yoga, thiền. Thực hành bài tập vận động nhẹ nhàng ở nhà cũng là một cách vô cùng hiệu quả.Kinh nguyệt không đều sau sinh: khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Sự sẻ chia từ những người thân, đặc biệt là chồng sẽ giúp sức khỏe sau sinh của mẹ nhanh chóng cải thiện và phục hồi

3.2. Cân bằng trạng thái tâm lý

Trầm cảm sau sinh càng ngày trở nên phổ biến và trầm trọng hơn. Sự tác động về tâm lý không hề nhỏ đến sự rối loạn nội tiết trong cơ thể người phụ nữ. Để khắc phục tình trạng rối loạn nội tiết trong thời gian sau sinh, thực hiện các cách về mặt tâm lý nhìn chung đem lại kết quả khả thi:

– Ngủ đủ giấc, cố gắng cải thiện giấc ngủ trong thời gian nuôi con nhỏ. Thức đêm chăm con kéo dài sẽ khiến cơ thể suy nhược.

– Chia sẻ, chuyện trò với người thân và bạn bè. Sự quan tâm chia sẻ giúp cải thiện vấn đề tâm lý rất nhiều.

– Nếu tình trạng trở nên tồi tệ, có thể đến khám và điều trị tâm lý tại các cơ sở y tế uy tín.

3.3. Sinh hoạt lành mạnh

– Vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách. Tránh thụt rửa quá mạnh hay sử dụng dung dịch vệ sinh không có độ pH quá cao.

– Sử dụng quần lót chất liệu thoáng mát, vừa vặn.

– Quan hệ tình dục an toàn, có thể sử dụng bao cao su thay vì thuốc tránh thai trong thời gian dài để tránh tác dụng phụ.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh vốn là hiện tượng phổ biến và các mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra những khó chịu cho chị em. Vì vậy, để có sức khoẻ sinh sản khoẻ mạnh, hãy thăm khám phụ khoa 6 tháng 1 lần, hoặc bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *