Bệnh u não là tình trạng xuất hiện các khối u bất thường trong sọ não. Các khối u này có thể là u lành tính hoặc u ác tính. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh u não có vai trò quan trọng trong việc xác định tính chất, vị trí, kích thước và mức độ ảnh hưởng của khối u đến sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu về bệnh u não và các phương pháp chẩn đoán hiệu quả ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh u não hiệu quả hiện nay
1. Bệnh u não là gì?
U não hình thành do sự tăng trưởng bất thường của các tế bào trong não, làm xuất hiện khối u lành tính hoặc ác tính. Các khối u này có thể xuất hiện ở não hoặc các cơ quan khác trên cơ thể và lan dần sang não khi người bệnh bị ung thư. Khối u não ác tính bắt nguồn ở não được gọi là ung thư não nguyên phát, các khối u não còn lại được gọi chung là ung thư não thứ phát hay di căn não.
Thông thường, các khối u não lành tính sẽ ít gây nguy hiểm hơn cho người bệnh. Nhưng nếu các khối u này phát triển quá lớn vẫn có thể gây chèn ép, chiếm không gian sọ não, gây ảnh hưởng đến cấu trúc và việc thực hiện chức năng của não bộ. Vì vậy, dù ở dạng nào thì các khối u não cũng cần phát hiện sớm.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Kết quả chụp X-quang bệnh nhân mắc u não.
2. Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bệnh u não
2.1 Chụp cộng hưởng từ (MRI) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh u não khá hiệu quả
Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ nhạy cao giúp phát hiện khối u và đánh giá phạm vi ảnh hưởng của khối u. Kỹ thuật chụp MRI sử dụng từ trường mạnh, xung tần số vô tuyến và máy tính để chỉ ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan, mô mềm xung quanh, xương và hầu hết các cấu trúc bên trong cơ thể.
Hầu hết các loại khối u não đều được chẩn đoán chính xác thông qua hình ảnh phim chụp MRI vì phương pháp này cho phép quan sát tổn thương từ nhiều góc độ. Hình ảnh từ chụp cộng hưởng từ cho phép bác sĩ chẩn đoán được số lượng, kích thước, vị trí cũng như dự đoán khối u não là lành tính hay ác tính.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm hệ tiết niệu ở trẻ em và những điều ba mẹ cần biết
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI giúp phát hiện chính xác khối u não
2.2 Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật sử dụng tia X để ghi lại hình ảnh giải phẫu của cơ thể và tái hiện chúng trên máy vi tính nhờ kết nối với thiết bị xử lý tinh vi. Kỹ thuật này có thể phát hiện rõ các khối u, khối u chảy máu, hiện tượng vôi hóa trong khối u và những tổn thương xương do khối u gây ra. Ngoài việc chẩn đoán tình trạng u não, kết quả hình ảnh chụp CT còn giúp bác sĩ đánh giá được bản chất cũng như mức độ tăng sinh mạch máu của khối u não.
So với kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT não tuy không có giá trị cao về mặt chẩn đoán u não và các tổn thương phần mềm nhưng lại có hiệu quả hơn trong quá trình đánh giá mức độ vôi hóa của khối u, tổn thương xương sọ, xâm lấn xương sọ.
Như vậy, chụp cắt lớp vi tính sọ não là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cần thiết để biết chính xác người bệnh có bị u não hay không, hoặc cho phép gợi ý bản chất của các khối u (lành tính hay ác tính) này.
2.3 Chụp PET
Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ được đánh dấu để chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của nhiều loại bệnh.
Phương pháp chụp PET cho phép chẩn đoán và xác định các khối u, vùng sẹo, vùng hoại tử, vùng bị thay đổi do xạ trị… Nếu như kỹ thuật chụp CT hay MRI cho chúng ta thấy hình ảnh giải phẫu của não, vị trí, kích thước và hình dáng của khối u thì phương pháp chụp PET giúp đánh giá được sinh lý học, sinh bệnh học của não, khối u và các vùng tổn thương trong não.
2.4 Chẩn đoán hình ảnh u não qua kỹ thuật chụp mạch máu não
Chụp mạch máu não sử dụng kỹ thuật chụp X-quang và phương pháp tiêm thuốc cản quang để xác định hình ảnh mạch máu bên trong não. Kỹ thuật này có thể tạo ra nhiều góc chụp khác nhau với nhiều tư thế để đánh giá vị trí, kích thước, số lượng mạch máu quanh khối u và mạch máu nuôi khối u.
Ngoài ra, kỹ thuật chụp mạch máu não còn giúp cung cấp thêm các thông tin về những bất thường tại não thông qua kỹ thuật chụp MRI và CT.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm ổ bụng tổng quát trong khám sức khỏe có vai trò gì?
Chụp mạch máu não thông qua kỹ thuật chụp MRI và CT giúp đánh giá vị trí, số lượng mạch máu quanh khối u.
3. Các triệu chứng cảnh báo u não mà người bệnh nên lưu tâm
Các triệu chứng của bệnh u não ở mỗi người bệnh thường khác nhau tùy thuộc vào loại u, vị trí, kích thước và tốc độ phát triển của khối u, bao gồm:
3.1 Đau đầu
Khối u não có thể tác động đến các mạch máu và sợi thần kinh trong não. Điều này dẫn đến tình trạng đau đầu nghiêm trọng.
3.2 Động kinh
Cơn động kinh xuất hiện khi khối u đè vào và tác động trực tiếp tới các tế bào thần kinh não. Điều này làm biến đổi tín hiệu điện từ trong não.
3.3 Buồn nôn, nôn ói
Do tăng áp lực sọ não mà người bệnh có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn mửa kèm theo cảm giác mệt mỏi.
3.4 Rối loạn thị giác và thính giác
Khối u não phát triển theo thời gian có thể ảnh hưởng đến thị giác và thính giác ở người bệnh. Các triệu chứng gồm giảm thính lực, khó nghe, mắt mờ…
3.5 Nói khó, nói lắp
Tình trạng này thường xảy ra ở với những người có các khối u xuất hiện ở mặt sau não.
3.6 Lú lẫn
Ở giai đoạn sau của bệnh, người bị bệnh u não sẽ có biểu hiện, quên quên, nhớ nhớ, thường xuyên lú lẫn.
3.7 Chân tay yếu
Bệnh u não khiến tay và chân bị mất sức lực, yếu đi rõ rệt.
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh u não được chỉ định cho người bệnh khi bác sĩ thấy nghi ngờ khối u não đã di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thương nghi ngờ khối u, người bệnh nên tới các cơ sở y tế có chuyên khoa Nội thần kinh dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại để đảm bảo quá trình thực hiện chẩn đoán u não được chính xác và hiệu quả nhất.