Lá bàng chữa bệnh trĩ được không – kiểm chứng thực hư?

Bệnh trĩ là căn bệnh “quốc dân” khi gần như ai cũng từng nghe qua tên. Đây cũng là căn bệnh có muôn vàn cách chữa được truyền tai nhau, trong đó có mẹo lá bàng chữa bệnh trĩ. Tuy nhiên phương pháp này có thực sự hiệu quả, hãy cùng Thu Cúc TCI phân tích và kiểm chứng.

Bạn đang đọc: Lá bàng chữa bệnh trĩ được không – kiểm chứng thực hư?

1. Bệnh trĩ là gì, nhận biết chúng qua những biểu hiện như thế nào?

Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới giãn ra quá mức. Hiện tại, chưa có lời giải thích hoàn toàn về cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ. Tuy nhiên, hai giả thuyết sau đây liên quan đến cơ chế hình thành bệnh trĩ:

– Thuyết cơ học: Bệnh trĩ xảy ra khi các dây chằng suy yếu, khiến đệm hậu môn ứ máu và trượt ra ngoài. Một số yếu tố có thể gây tổn thương cho dây chằng bao gồm: cơ Treitz bắt đầu suy giảm sau tuổi hai mươi, tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng (ví dụ: táo bón, ngồi quá lâu, làm việc nặng).

– Thuyết mạch máu: Tình trạng thần kinh vận mạch của bệnh nhân bị rối loạn. Đệm hậu môn nhận được lưu lượng máu động mạch ồ ạt từ đó. Chảy máu và sa búi trĩ xảy ra do áp lực máu tăng lên ở đám rối mạch trĩ.

Trĩ có thể được nhận biết thông qua một số biểu hiện như sau:

– Đau rát ở hậu môn, mức độ đau từ nhẹ đến đau đớn. Trĩ nội thường ít đau hơn trĩ ngoại.

– Đi đại tiện xuất hiện máu, có thể có lẫn máu tươi trong phân hoặc giấy vệ sinh. Trĩ nội gây ra nhiều máu hơn trĩ ngoại.

– Các khối thịt vướng víu và cộm thường xuyên ở hậu môn. Đây là một dấu hiệu của bệnh trĩ khi búi trĩ bắt đầu phát triển.

– Số lượng dịch nhầy tăng lên. Người bệnh luôn cảm thấy nhớp nháp và ẩm ướt.

– Một số bệnh nhân bị rò rỉ phân.

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không – kiểm chứng thực hư?

Bệnh trĩ – căn bệnh gây ra vô vàn phiền toái cho người mắc

2. Giải đáp câu hỏi: lá bàng có chữa bệnh trĩ được hay không?

2.1. Những đặc điểm của lá bàng

Lá cây bàng là loại lá cực kỳ phổ biến ở nước ta, là lá của một loại cây to có thân gỗ cao đến 25 mét. Tên khoa học của nó là Terminalia Catappa, thuộc họ Combretaceae. Lá bàng to có bề mặt nhẵn, đầu ôm tròn và hình chiếc thìa dài 20–30 cm rộng 10–14 cm. Lá non có màu xanh cốm, khi trưởng thành chuyển sang màu xanh đậm và cuối cùng sẽ ngả màu vàng hoặc đỏ vào mùa rụng lá.

Theo nhiều nghiên cứu, lá bàng có chứa một số hoạt chất có một số tác động đến sức khỏe của con người như:

– Hoạt chất saponin: Có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương và cải thiện cơn đau.

– Hoạt chất tanin: Có khả năng giảm bớt vi khuẩn và ngăn vết thương.

– Hoạt chất Flavonoid: Thẩm thấu vào mạch máu và hạn chế giãn nở tĩnh mạch.

– Hoạt chất Phytosterol: Có khả năng hỗ trợ ức chế chất béo và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.

Tìm hiểu thêm: Điều trị bệnh trĩ và những sai lầm thường gặp

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không – kiểm chứng thực hư?

Hình ảnh lá bàng

2.2. Giải thích: Lá bàng chữa bệnh trĩ được không?

Với những hoạt chất như trên, nhiều người tin rằng sử dụng lá bàng có thể điều trị được bệnh trĩ. Tuy nhiên, trên thực tế, lá bàng chỉ có chứa các hoạt chất có lợi cho người bệnh trĩ, chứ bản thân chúng không thể chữa bệnh trĩ hoàn toàn bởi các vấn đề như sau:

Vấn đề hiệu quả khi sử dụng lá bàng

Phần lớn các loại dược liệu dân gian đều không thể điều trị bệnh trĩ triệt để và nhanh chóng. Đặc biệt, đối với bệnh trĩ đã bắt đầu tiến triển và nặng lên, lá bàng không thể chữa khỏi. Nguyên nhân là vì hầu hết công dụng đều bắt nguồn từ các hoạt chất trong lá, tuy nhiên lượng hoạt chất này khá ít, không đủ để tác động nhanh chóng đến búi trĩ.

Nguy cơ nhiễm trùng

Một số bài thuốc từ lá bàng có thể kể đến như uống nước lá bàng, xông lá bàng, đắp lá bàng,… Tuy nhiên, bài thuốc xông hay đặc biệt là đắp lá bàng lên hậu môn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng búi trĩ. Lý do là vì khi sử dụng, bệnh nhân không kiểm soát được đã vệ sinh sạch sẽ khu vực đắp lá hay chưa, hay sơ chế lá sạch sẽ hay chưa. Nhìn chung, bệnh nhân không được tự ý thực hiện phương pháp này mà cần phải khám kỹ lưỡng và tuân thủ các biện pháp điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Vấn đề thời gian

Sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ nói riêng hay các bài thuốc dân gian truyền miệng thường trong thời gian rất lâu mới có tác dụng. Khi ấy, bệnh trĩ đã có thể tiến triển và việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Đôi khi còn làm chậm quá trình thăm khám chuyên khoa và bỏ lỡ thời điểm vàng trong điều trị bệnh.

Nhìn chung, lá bàng không chữa hoàn toàn và triệt để được bệnh trĩ. Muốn khỏi bệnh, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để điều trị.

3. Khuyến cáo cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Sau khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh và đưa ra các lựa chọn điều trị cho bệnh nhân trĩ dựa trên mức độ bệnh:

– Điều trị bệnh trĩ nhẹ bằng thuốc: Những bệnh nhân có búi trĩ nhẹ, chưa sưng to, có thể được hỗ trợ bằng các loại thuốc để giảm bệnh. Thuốc thường có mục đích giảm đau và triệu chứng, hỗ trợ nhuận tràng và hỗ trợ độ bền tĩnh mạch. Sau khi sử dụng, bệnh nhân phải đi khám lại để đánh giá lại tình trạng bệnh của họ.

– Điều trị trĩ tiến triển và trở nặng bằng phương pháp ngoại khoa: Các phương pháp mổ trĩ không dao kéo Laser Diode, phương pháp sử dụng súng Longo ít xâm lấn, phương pháp thắt mạch-khâu treo búi trĩ, kỹ thuật Milligan Morgan-Ferguson kinh điển,..

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không – kiểm chứng thực hư?

>>>>>Xem thêm: Kiểm chứng bài thuốc lá trầu không chữa bệnh trĩ

Bệnh nhân nên đến thăm khám tại các cơ sở uy tín

Ngoài việc điều trị, bệnh nhân trĩ cần thực hiện kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ từ rau củ quả, uống nhiều nước để hạn chế táo bón. Đồng thời, giảm lượng đồ ăn chiên rán dầu mỡ, cay nóng,..

Bên cạnh chế độ ăn, cần kết hợp với các bài tập thể dục thể thao lành mạnh và hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: “Lá bàng chữa bệnh trĩ được không”. Tốt hơn hết, bệnh nhân cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả và kịp thời thay vì tự áp dụng các bài thuốc điều trị tự phát ở nhà.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *