Làm gì khi chỉ số xét nghiệm dấu ấn tầm soát ung thư phổi cao

Chỉ số tầm soát ung thư phổi thông qua xét nghiệm máu là các chất chỉ điểm quan trọng giúp xác định các dấu hiệu bất thường của ung thư phổi trong giai đoạn tiền ung thư. Tuy nhiên, khi chỉ số tầm soát ung thư phổi cao bất thường, thì người bệnh nên làm gì? Hãy theo dõi bài viết để tìm ra lời giải nhé!

Bạn đang đọc: Làm gì khi chỉ số xét nghiệm dấu ấn tầm soát ung thư phổi cao

1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi hay còn gọi là ung thư phế quản do một hoặc nhiều khối u ác tính phát triển từ biểu mô/ tiểu phế quản, phế nang hoặc đến từ các tuyến của phế nang. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia y tế đã chia ung thư phổi thành 2 dạng chính: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.

– Đối với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) hay còn gọi là ung thư biểu mô tế bào nhỏ. Loại ung thư này chiếm khoảng 15% trong tổng số các bệnh ung thư phổi vì các tế bào này phát triển nhanh chóng và dễ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

– Ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại ung thư phổi phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ  84% trong số các chẩn đoán ung thư phổi.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư phổi tế bào không nhỏ là 23%, so với 6% của với ung thư phổi tế bào nhỏ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần chú ý là tỷ lệ sống sót phụ thuộc vào một vài yếu tố như loại phụ của ung thư phổi và giai đoạn mắc bệnh. Vì vậy, tầm soát ung thư phổi sớm chính là một trong những giải pháp bảo vệ sức khỏe hữu hiệu và an toàn nhất.

Làm gì khi chỉ số xét nghiệm dấu ấn tầm soát ung thư phổi cao

2. Giải nghĩa về chỉ số các chỉ số xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi

Các chỉ số xét nghiệm dấu ấn tầm soát ung thư phổi cao là dấu hiệu nhận biết để chẩn đoán căn bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên mỗi chỉ số lại có những ý nghĩa khác nhau, vậy nên hãy cùng tìm hiểu nhé!

2.1. Chỉ số xét nghiệm CYFRA 21-1

CYFRA 21‐1 có thể được xem như dấu ấn sinh học để nhận dạng ung thư phổi. Xét nghiệm này có tác dụng giúp hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán chính xác ung thư phổi không có tế bào nhỏ, người bình thường hoặc sẽ cho chỉ số CYFRA 21 – 1 dưới 3.3 μg/L (hoặc 3.3 ng/ml). Trong ung thư tuyến ở phổi, sự kết hợp CYFRA 21‐1 và kháng nguyên ung thư phổi (CEA) được chứng minh là hữu ích nhất.

Khi so sánh với các xét nghiệm dấu ấn ung thư khác, CYFRA 21-1 là dấu ấn ung thư nhạy nhất trong ung thư phổi, với nồng độ cao nhất là trong ung thư phổi dạng biểu bì. Độ nhạy của CYFRA 21-1 từ 30 đến 75% trong ung thư phổi không tế bào nhỏ và từ 20 đến 60% trong ung thư phổi tế bào nhỏ. CYFRA 21-1 rất có giá trị trong chẩn đoán, tiên lượng sớm tái phát và theo dõi điều trị.

2.2. Chỉ số xét nghiệm NSE

Chỉ số xét nghiệm NSE được sử dụng giúp chẩn đoán bệnh ung thư phổi có tế bào nhỏ. Theo nghiên cứu, 72% các trường hợp bệnh nhân bị ung thư phổi tế bào nhỏ cho kết quả NSE huyết thanh tăng cao, tăng trên 25 ng/mL, nhưng đối với những thể ung thư phổi khác thì chỉ cho thấy tăng khoảng 8%. Độ chính xác của xét nghiệm tăng theo mức độ bệnh ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ và sự kết hợp kết quả NSE và ProGRP làm tăng độ chính xác trong chẩn đoán, tiên lượng sớm và theo dõi bệnh. Nồng độ NSE ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ cho thấy có sự tương quan với tải lượng của khối u, số vị trí di căn và đáp ứng với điều trị.

2.3. Chỉ số xét nghiệm ProGRP

Đối với các trường hợp bệnh nghi ngờ bị ung thư phổi tế bào nhỏ hoặc cần phân biệt nhanh với những loại ung thư phổi khác, người bệnh có thể sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm ProGRP. ProGRP đã được ghi nhận là một dấu ấn đặc hiệu để chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ. Nồng độ ProGRP tăng bất thường có thể được tìm thấy trong một nhóm nhỏ bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, tuy nhiên, không cần quá lo lắng bởi vì các nồng độ này thấp hơn đáng kể nồng độ ProGRP được tìm thấy ở những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ. So với NSE thì xét nghiệm ProGRP là một loại xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi có độ chính xác cao hơn, nên giúp các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán phân biệt với những khối u khác của phổi. Đặc biệt, xét nghiệm này đặc biệt hữu dụng cho các trường hợp bệnh nhân không thể thực hiện sinh thiết khối u phổi.

Tìm hiểu thêm: Có nên tầm soát ung thư và bắt đầu từ độ tuổi nào?

Làm gì khi chỉ số xét nghiệm dấu ấn tầm soát ung thư phổi cao

Xét nghiệm máu để phân tích các chỉ số dấu ấn ung thư phổi

3. Phải làm sao khi chỉ số tầm soát ung thư phổi cao bất thường?

Tuy nhiên, các chỉ số xét nghiệm dấu ấn tầm soát ung thư phổi cao có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, vì vậy để chẩn đoán chính xác bạn có mắc ung thư phổi hay không người bệnh cần làm kết hợp nhiều xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khác như chụp X-quang, chụp CT cắt lớp vi tính,… (tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ có những yêu cầu khác nhau).

Ngoài ra có thể tồn tại một số nguyên nhân khác gây nên kết quả xét nghiệm dấu ấn tầm soát ung thư phổi cao như:

– Sai sót trong việc tiến hành xét nghiệm.

– Kết quả có thế bị sai lệch do người bệnh có tiền sử sử dụng thuốc lá lâu năm.

– Một số trường hợp người bệnh mắc phải các căn bệnh lành tính như gan, suy thận hoặc những bệnh ác tính ngoài phổi như tiêu hóa, đường tiết niệu,… thì chỉ số này cũng sẽ tăng nhẹ.

Hơn hết các chỉ số xét nghiệm dấu ấn chỉ có thể xác định những nguy cơ của căn bệnh ung thư phổi chứ không khẳng định hoàn toàn là bệnh nhân có mắc phải ung thư phổi.

4. Một số phương pháp thường dùng để điều trị ung thư phổi

Nếu không may, bệnh nhân có kết quả dương tính với ung thư phổi thì đừng nên quá lo sợ. Hiện nay, các loại ung thư đang được điều trị theo hướng đa mô thức tức là phối hợp nhiều biện pháp với nhau nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Làm gì khi chỉ số xét nghiệm dấu ấn tầm soát ung thư phổi cao

>>>>>Xem thêm: Đau xương mu ở bà bầu có sao không? điều cần quan tâm

Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ điều trị để đưa ra phác đồ điều trị hợp lí

Đối với những trường hợp người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ, một loại ung thư nguy hiểm và có tốc độ phát triển nhanh thì phương pháp được áp dụng là điều trị hóa chất kết hợp với xạ trị và liệu pháp miễn dịch.

Đối với những bệnh nhân mắc phải ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thì sẽ được áp dụng những biện pháp dưới đây:

– Ở giai đoạn I và II: Phương pháp phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư được ưu tiên hàng đầu vì được đánh giá mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể trạng tốt nhất để thực hiện phẫu thuật. Với những trường hợp bệnh nhân có thể trạng yếu, có bệnh nền như các bệnh phổi mạn tính, suy tim, nhồi máu cơ tim,… thì rất khó để áp dụng phương pháp này. Đối với những bệnh nhân có thể trạng tốt có thể kết hợp phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư với các phương pháp như hóa trị, xạ trị để mang lại hiệu quả cao nhất.

– Ở giai đoạn III: Phương pháp được ưu tiên khi điều trị bệnh nhân ở giai đoạn này là hóa trị và xạ trị.

– Ở giai đoạn cuối, bệnh đã tiến triển nặng và có tình trạng di căn xa thì điều trị toàn thân được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất, bao gồm hóa trị, điều trị đích và điều trị miễn dịch, kết hợp điều trị tại chỗ các vị trí u nguyên phát và các ổ di căn. Hiện nay, điều trị đích và điều trị miễn dịch là hai phương pháp mang đến nhiều hi vọng cho bệnh nhân ung thư phổi. Không những giúp cho bệnh nhân nâng cao chất lượng sống mà còn kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được điều trị kết hợp với một số biện pháp khác như châm cứu để kích thích khí huyết lưu thông giúp bệnh nhân giảm đau đớn,…

Hầu hết các cơ sở ý tế và bệnh viện tại Hà Nội đều có chuyên khoa Ung bướu đều thực hiện tầm soát ung thư phổi và cung cấp các dịch vụ tầm soát, xét nghiệm phát hiện ung thư phổi. Tuy nhiên, không phải thực hiện xét nghiệm ở đâu cũng có chi phí xét nghiệm ung thư phổi phải chăng và chất lượng đảm bảo.

Nếu bạn đang có nhu cầu tầm soát ung thư phổi, tùy nhiên lại không biết nên thực hiện xét nghiệm ung thư phổi ở đâu uy tín và có kết quả chính xác nhất? Hệ thống y tế Thu Cúc TCI sẽ là cái tên giúp bạn đáp ứng được những mong muốn của mình. Thu Cúc tiên phong trong việc trang bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ khám bệnh là các y bác sĩ đầu ngành và các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *