Khi bị chậm kinh, tất cả chúng ta đều nghĩ đến khả năng mang thai, tuy nhiên có không ít trường hợp không không mang thai nhưng vẫn bị chậm kinh đến 1 tháng. Vậy nguyên nhân chậm kinh 1 tháng là gì? Cách điều trị thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Làm rõ nguyên nhân chậm kinh 1 tháng
1. Hiện tượng chậm kinh là gì?
Kinh nguyệt là một trong những “người bạn thân thiết” của nữ giới, giúp báo hiệu tình trạng sức khỏe, bên cạnh đó cũng gây nên không ít phiền toái kinh nguyệt đến bất thường mỗi tháng.
Chu kỳ kinh nguyệt được cho là bình thường ở nữ giới vào khoảng 28-35 ngày, nếu như hơn 35 ngày mà các bạn vẫn chưa có kinh thì tức là đã bị chậm kinh. Tùy theo thể trạng của từng người mà có người chậm 5-10 ngày, cũng có người chậm kinh đến cả tháng.
Chậm kinh là hiện tượng rất nhiều chị em gặp phải
Trong trường hợp các bạn nữ có “tin vui” thì việc chậm kinh không có gì bất thường cả, nhưng nếu không có dấu hiệu nào của mang thai, thậm chí là không có hoạt động tình dục thì đây đúng là vấn đề được quan tâm.
2. Hiện tượng bị chậm kinh 1 tháng
2.1 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm kinh 1 tháng
Có nhiều nguyên nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới bị rối loạn, gây ra tình trạng trễ kinh 1 tháng như:
– Tâm lý: Môi trường sống căng thẳng, áp lực công việc quá lớn chính là nguyên phổ biến khiến chị em phụ nữ gặp stress nặng trong xã hội hiện nay. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ khiến kinh nguyệt thay đổi thất thường, ví dụ như trường hợp trễ đến 1 tháng.
– Mất cân bằng hoocmon: với các bạn nữ mới bắt đầu làm quen với chu kỳ kinh nguyệt hoạt động của buồng trứng và tử cung chưa ổn định, kéo theo sự điều hòa hoạt động của nội tiết tố nữ không được cân bằng cũng dễ gây nên hiện tượng chậm kinh nguyệt.
– Bệnh lý: Các bệnh lý thường được tìm thấy như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, phì đại cổ tử cung… là các nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Đặt biệt, đây là những bệnh lý nguy hiểm có biến chứng và nguy cơ dẫn đến vô sinh cao, nữ giới cần đặc biệt chú ý để có thể kịp thời chữa trị.
– Tác dụng phụ của thuốc: Thường xuyên sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc tránh thai, thuốc giảm cân,… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa kinh nguyệt, gây rối loạn và dẫn đến việc chậm kinh.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bị tử cung đôi và cách điều trị an toàn
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây chậm kinh ở nữ giới
– Nạo phá thai nhiều lần: Hành động nạo phá thai có tổn thương trực tiếp lên thành tử cung, cổ tử cung và âm đạo có thể dẫn đến sự tắc nghẽn, ứ kinh nguyệt và có nguy cơ bị viêm nhiễm rất cao. Việc nạo phá thai thường xuyên góp phần khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị chậm 1 tháng.
– Tăng giảm cân nhanh chóng: Thay đổi cân nặng một cách nhanh chóng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh
2.2 Chậm kinh 1 tháng có sao không?
Nếu chỉ bị trễ kinh 1-2 lần thì có thể là do cơ thể bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài như căng thẳng, áp lực, chế độ ăn uống… nhưng nếu bị chậm kinh nhiều lần và kéo dài thì rất có khả năng nguyên nhân là do những mối nguy hại đang tiềm ẩn.
Chậm kinh có thể là dấu hiệu của các bệnh như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, buồng trứng đa nang, u nang, viêm vòi ống dẫn trứng…
Biến chứng của những căn bệnh nói trên đều khiến cho cơ thể nữ giới bị mất đi khả năng sinh sản, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình. Mặt khác, kinh nguyệt bị chậm 1 tháng có thể là do trứng không rụng nên khó có khả năng mang thai.
Chậm kinh khiến cho nữ giới càng thêm lo lắng, hoang mang, thiếu tập trung trong công việc, học tập. Nữ giới có kinh nguyệt không đều thường dễ cáu gắt, buồn vui cũng không ổn định nên sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến những mối quan hệ xung quanh.
3. Cách khắc phục hiện tượng chậm kinh 1 tháng
Chậm kinh 1 tháng có thể là một tình trạng lo lắng đối với nhiều chị em phụ nữ. Nếu như chưa có kế hoạch mang thai và kinh nguyệt của bạn lại chậm hơn bình thường, hoặc đơn giản bạn muốn khắc phục vấn đề này để duy trì sức khỏe tổng thể của mình, dưới đây là 5 cách giúp bạn khắc phục hiện tượng chậm kinh 1 tháng.
– Kiểm tra tình trạng thai kỳ: Trước hết, hãy xác minh rằng bạn không mang thai bằng cách sử dụng que thử thai hoặc thăm bác sĩ để làm xét nghiệm máu. Mang thai có thể là nguyên nhân chính dẫn đến chậm kinh, và việc xác minh điều này là quan trọng nhất.
– Điều chỉnh lối sống: Một lối sống không cân đối có thể gây ra chậm kinh. Cố gắng duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và giữ cho mình trong tình trạng tinh thần tích cực. Stress và thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
– Quản lý cân nặng: Cân nặng không cân đối có thể gây ra sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn đang trên cân nặng hoặc dưới cân nặng, hãy thảo luận với bác sĩ về việc điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục của bạn để đạt được cân nặng lý tưởng.
>>>>>Xem thêm: Có thai ngoài tử cung là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Thăm khám phụ khoa kịp thời để giúp phát hiện bệnh kịp thời và sớm điều trị bệnh
– Sử dụng phương pháp tránh thai: Nếu bạn không muốn mang thai, hãy sử dụng phương pháp tránh thai hiệu quả. Các phương pháp như bao cao su, bài tránh thai hoặc uống thuốc tránh thai theo đúng hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp bạn duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
– Thăm khám bác sĩ: Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn không ổn định sau khi đã thử những biện pháp trên, hãy thăm bác sĩ. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm và đánh giá y tế tổng thể của bạn để xác định nguyên nhân cụ thể và đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Trong việc khắc phục hiện tượng chậm kinh 1 tháng, việc theo dõi sự thay đổi trong cơ thể của bạn và thảo luận với bác sĩ là quan trọng nhất. Hãy nhớ rằng chậm kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và việc đặt ra câu hỏi và tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia là quyết định đúng đắn để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về những nguyên nhân chậm kinh 1 tháng. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ trực tiếp với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.