Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tính thẩm mỹ, cao răng còn là nơi trú ẩn của nhiều vi khuẩn. Nếu như không sớm được loại bỏ, chúng sẽ gây hại cho răng miệng. Vậy làm sao hết cao răng? Cách để phòng ngừa cao răng hình thành trở lại là gì?
Bạn đang đọc: Làm sao hết cao răng và cách phòng ngừa
1. Những thông tin chung về cao răng
1.1 Quá trình hình thành nên vôi răng
Sau khi ta thực hiện quá trình ăn uống hay mới đánh răng khoảng 15 phút, trên bề mặt của răng sẽ hình thành một lớp màng mỏng. Lớp màng này được gọi là màng Biofirm. Ta không thể nhìn thấy lớp màng này bằng mắt thường. Chúng mỏng, rất dính nên dễ dàng khiến vi khuẩn, vụn thức ăn bám lại và tạo nên một lớp trong hoặc ngà vàng. Đây chính là những mảng bám. Những mảng bám này có thể được loại bỏ một phần nhờ việc đánh răng sạch.
Sau một thời gian ngắn, vi khuẩn cùng các muối calcium có trong nước bọt cùng với những mảnh vụn thức ăn khi tích tụ lâu sẽ ngày một dày lên. Mảng bám cũng từ đó dày và cứng dần lên, tạo thành những cao răng hay còn gọi là vôi răng. Vôi răng lúc này không còn có thể loại bỏ bằng phương pháp đánh răng thông thường.
1.2 Cách nhận biết tình trạng cao răng
Cao răng gồm có 2 loại:
– Cao răng nước bọt: Loại cao răng này thường bám ở trên bề mặt răng, kẽ răng hay trên lợi. Màu sắc của chúng thường là vàng nhạt, nâu vàng hay nâu đỏ. Điều này tùy thuộc vào muối calci ở trong nước bọt lắng đọng trên những mảng bám. Loại cao răng này có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
– Cao răng huyết thanh: Cao răng này thường bám ở trên kẽ răng, bề mặt răng hoặc dưới lợi. Màu sắc của chúng đen và có độ cứng cao. Những cao răng này được tạo thành từ lợi viêm dẫn tới chảy máu. Chính phần huyết thanh dính trong máu sẽ bám vào cao răng nước bọt. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tích tụ ngày một dày hơn. Cao răng ở loại này sẽ thường gây ra viêm lợi nặng và ta khó có thể thấy bằng mắt thường.
1.3 Nguyên nhân cần làm sạch cao răng
Cao răng nếu không được làm sạch sẽ gây nên nhiều vấn đề nguy hại cho răng miệng
Như đã nói, những mảng bám và cao răng cần loại bỏ bởi đó là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Trong đó, cao răng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng cũng như toàn thân. Cụ thể:
– Cao răng và những mảng bám sẽ thường có màu sắc tương phản với răng thật. Cùng với đó là tình trạng viêm lợi đỏ sẽ gây nên sự mất thẩm mỹ.
– Những vi khuẩn trong cao răng sẽ phân hủy với những thức ăn còn sót trong khoang miệng. Tình trạng này kết hợp với viêm lợi chảy máu sẽ gây nên mùi hôi miệng. Người bệnh sẽ trở nên thiếu tự tin trong công việc, giao tiếp.
– Trên bề mặt của cao răng luôn có số lượng lớn những vi khuẩn. Chúng sẽ làm lên men đường ở trong thức ăn, tạo thành axit ăn mòn men răng và ngà răng. Tình trạng sâu răng cũng từ đó hình thành.
– Nếu tình trạng viêm lợi không được điều trị sớm, cao răng có thể lan nhiều lên tới trên và dưới lợi. Chúng tồn tại dai dẳng sẽ dẫn tới bị tụt lợi, có mủ và mất xương để giữ chắc răng.
2. Làm sao hết cao răng?
2.1 Có thể loại bỏ cao răng bằng phương pháp tự nhiên không?
Tìm hiểu thêm: Bị viêm nhiễm phụ khoa có nguy hiểm không?
Lấy cao răng định kỳ tại nha khoa mỗi năm 2 lần sẽ giúp sức khỏe răng miệng được bảo vệ tốt hơn
Hiện nay có nhiều người nói với nhau về các phương pháp tự nhiên giúp loại bỏ cao răng. Những phương pháp này có thể thực hiện tại nhà, tiện lợi, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, xét về độ hiệu quả, an toàn, những cách thức đó không được đảm bảo trên bất kì căn cứ nào. Khi áp dụng, những phương này không chỉ có thể không đem tới hiệu quả mà còn gây ra nhiều vấn đề nguy hại. Điển hình như các tình trạng mòn men răng, viêm lợi, răng nhạy cảm, ê buốt, kích ứng răng, nướu, …
2.2 Cách làm sạch cao răng hiệu quả, an toàn
Hiện nay, phương pháp để làm sạch cao răng hiệu quả, an toàn được nhiều chuyên gia đưa ra lời khuyên chính là lấy cao răng tại nha khoa. Ta nên lựa chọn thực hiện tại những nha khoa uy tín. Tại đó, quá trình lấy cao răng sẽ được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn tốt, kinh nghiệm. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ các dụng cụ, máy móc hiện đại giúp quá trình xử lý cao răng đơn giản, nhanh chóng và an toàn hơn. Tùy vào mức độ cao răng và tình trạng lợi, bác sĩ sẽ quyết định nên lấy cao răng chỉ trong một lần hay cần hẹn nhiều lần hơn, có cần kết hợp sử dụng thuốc hay không.
3. Cách hạn chế sự hình thành cao răng trở lại
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo hiện tượng hôi miệng và chảy máu chân răng
Để hạn chế tốc độ hình thành cao răng, ta cần thực hiện đánh răng đều đặn và đúng cách
Sau khi thực hiện lấy cao răng, để ngăn ngừa sự hình thành nhanh chóng trở lại, ta cần thực hiện những lưu ý sau:
– Hạn chế hút thuốc lá hay sử dụng các loại thức ăn, đồ uống có màu như cà phê, chè, … Điều này sẽ khiến những mảng bám bám lại răng nhanh chóng hơn.
– Sử dụng thuốc cần thiết theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Chải răng đúng phương pháp và sử dụng loại kem đánh răng có chứa Fluor.
– Sử dụng loại bàn chải đánh răng phù hợp, chải răng 2 lần mỗi ngày.
– Sử dụng kết hợp với chỉ nha khoa, nước súc miệng phù hợp để làm sạch kẽ răng. Tình trạng mảng bám ở kẽ răng sẽ được hạn chế tối đa.
– Tránh ăn những đồ ăn quá nóng, quá lạnh sẽ khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng.
– Hạn chế việc ăn những đồ ăn quá mềm, tính bám dính cao như bánh quy, socola, kẹo dẻo, … Những thức ăn này sẽ bám chắc vào răng khiến vệ sinh trở nên khó khăn.
– Bổ sung thêm những thực phẩm nhiều chất xơ vào trong thực đơn ăn uống.
– Hạn chế ăn những loại đồ ăn có chứa nhiều chất bột, đường.
– Chủ động tái khám và lấy cao răng định kì tại nha khoa 2 lần mỗi năm.
Có thể thấy việc loại bỏ cao răng là rất cần thiết. Trên đây là những cách để làm sao hết cao răng và ngăn ngừa cao răng hình thành nhanh. Hy vọng những kiến thức này sẽ hỗ trợ mọi người nhiều hơn trong việc thực hiện chăm sóc răng miệng mỗi ngày.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.