Thông thường, độ tuổi mắc bệnh trĩ là từ trung niên trở lên. Tuy vậy, trong thời gian trở lại đây, số người trẻ bị bệnh trĩ tăng lên khiến độ tuổi mắc bệnh dường như có bước chuyển mình “trẻ hóa”. Bài viết này cùng bạn tìm hiểu bệnh trĩ ở người trẻ tuổi, nguyên nhân và cách “đối phó” với tình trạng này.
Bạn đang đọc: Làm thế nào để “đối phó” bệnh trĩ ở người trẻ tuổi?
1. Bệnh trĩ ở người trẻ tuổi – nguyên nhân do đâu?
Bệnh trĩ ở nhiều người trẻ có thể bắt nguồn từ những lý do rất quen thuộc sau đây:
1.1. Chế độ ăn uống không lành mạnh của nhiều người trẻ
Đây chính là yếu tố đầu tiên khi nhắc tới những tác nhân gây tăng nguy cơ bệnh trĩ. Một số người trẻ tuổi không thích ăn rau, một số khác thường thích và có xu hướng lựa chọn các loại thức ăn nhanh, gọn, tiện lợi bên ngoài. Việc nấu nướng những bữa ăn đủ dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ thường bị bỏ qua. Những bữa ăn nhanh, fastfood với đa dạng đồ chiên rán, thông thường có khá ít chất xơ cần thiết. Điều này có thể khiến hệ tiêu hóa vận hành không được trơn tru.
Đặc biệt hơn, các loại đồ ăn nhanh còn chứa khá nhiều dầu mỡ, và cũng thường đi kèm các loại nước có ga, có thể gây ra các tình trạng táo bón, khó tiêu “hoành hành”. Trong một thời gian dài, tình trạng này có thể dẫn đến bệnh trĩ từ khi còn trẻ tuổi.
1.2. Đặc thù một số công việc dẫn đến bệnh trĩ ở người trẻ tuổi
Đối với yếu tố công việc, có những ngành nghề đặc thù được xem như rất “lý tưởng” cho trĩ hình thành và phát triển. Các công việc cần ngồi nhiều như tài xế, nhân viên văn phòng, nhân viên IT, hoặc người làm các công việc công việc nặng nhọc,.. Nguy cơ mắc bệnh trĩ có thể tăng lên khi một người làm văn phòng ngồi 8-10 tiếng mỗi ngày, thậm chí làm việc cả ngày như tài xế công nghệ hoặc thường xuyên mang vác đồ nặng như người vận chuyển hàng,..
Những yếu tố trên đều gia tăng áp lực đặt lên hậu môn và trực tràng gây giãn nở mạch máu, hình thành nên búi trĩ. Ngoài ra, lưu thông máu ở hậu môn – trực tràng bị tác động, khiến cơ thắt hậu môn không hoạt động bình thường. Táo bón là kết quả của việc ngồi quá lâu, khiến cơ hậu môn luôn mở, làm giảm phản xạ đại tiện và ảnh hưởng đến nhịp độ và tần suất của đại tiện.
Nhóm người làm công việc văn phòng rất dễ mắc bệnh trĩ
1.3. Thói quen xấu gây ảnh hưởng đến nguy cơ mắc trĩ
Ngoài chế độ ăn uống, còn có những thói quen tưởng vô hại mà lại rất có hại ở giới trẻ. Việc dùng điện thoại khi đi vệ sinh kéo dài thời gian đại tiện, làm tăng áp lực lên hậu môn. Hơn nữa, thói quen uống ít nước, nhịn đại tiện, lười vận động cũng tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
2. Làm thế nào để giúp người trẻ tránh mắc bệnh trĩ?
Các phương pháp phòng ngừa và đẩy lùi bệnh hiệu quả có thể được phát triển dựa trên những yếu tố trên. Phòng tránh bệnh trĩ cần bắt nguồn từ việc khắc phục những nguyên nhân: chế độ ăn, đặc thù công việc – chế độ vận động và những thói quen khác,..
2.1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều chất xơ để hạn chế táo bón
Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, đặc biệt là chất xơ từ rau xanh, củ quả chín, ngũ cốc nguyên hạt,.. là điều mà người trẻ nên xây dựng và duy trì. Có thể tránh táo bón một cách triệt để dựa vào những thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng như khoai lang, đậu bắp, thanh long,…
Ngoài ra, uống đủ nước, hạn chế đồ uống có cồn, hạn chế đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh cũng giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, đẩy lùi táo bón – thủ phạm hàng đầu của những cơn đau trĩ.
Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh trĩ cho trẻ em: Những điều cần biết
Hạn chế đồ ăn cay nóng
2.2. Cải thiện tính chất công việc, tăng cường vận động
Ngoài ra, giảm thiểu và làm gián đoạn thời gian ngồi quá lâu sẽ giúp bạn tránh bệnh trĩ hiệu quả hơn. Thay vì ngồi một vị trí, có thể đứng dậy đi lại vài phút để giảm bớt áp lực cho hậu môn – trực tràng. Đối với tài xế, có thể dừng lại một khoảng thời gian ngắn rời khỏi yên xe, điều này giảm nguy cơ bị trĩ rất hiệu quả.
Ngoài ra, người trẻ cần vận động, tập thể dục thể thao nhiều hơn để tăng cường tuần hoàn, hạn chế tình trạng ứ trệ máu gây ra trĩ. Đồng thời, vận động hợp lý cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa, nhu động ruột ổn định hơn sẽ hạn chế táo bón và tránh trĩ hiệu quả.
2.3. Từ bỏ những thói quen xấu gây ra bệnh trĩ ở người trẻ tuổi
Một số thói quen rất đặc trưng ở người trẻ như dùng điện thoại khi đại tiện, đại tiện lâu, nhịn đại tiện, ngại đại tiện cũng cần được khắc phục. Ngoài ra, cần bỏ thói quen uống ít nước, nước giúp mềm phân và đại tiện dễ dàng, hạn chế bệnh trĩ.
3. Điều trị bệnh trĩ: Những phương pháp an toàn và hiệu quả
Khi cảm thấy có bất kỳ triệu chứng nào của trĩ, cần thăm khám ngay vì điều này giúp phát hiện và chẩn đoán nhanh chóng, điều trị bệnh dễ dàng.
Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, các triệu chứng mới chớm và còn nhẹ nhàng, các bác sĩ sẽ chọn cách điều trị nội khoa: sử dụng các loại thuốc. Các loại thuốc thường đảm bảo được ba mục đích chính: giảm đau – giảm triệu chứng, hỗ trợ nhuận tràng và cải thiện độ bền của tĩnh mạch hậu môn.
Khi bệnh trĩ bước vào giai đoạn tiến triển, bác sĩ thường tư vấn cho bệnh nhân có thể sử dụng các can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ hoàn toàn triệt để. Một số phương pháp thường được áp dụng hiện nay có thể kể đến cắt trĩ Milligan Morgan – Ferguson, cắt trĩ bằng súng Longo, khâu treo, thắt mạch trĩ, tiêu trĩ không dao kéo Laser Diode.
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ sau phẫu thuật và kiêng kỵ
Điều trị trĩ bằng Laser Diode – bảo toàn hậu môn cho người trẻ
Trong đó, công nghệ Laser Diode được khuyến nghị cho bệnh trĩ ở cấp độ 2, 3 và được rất nhiều người bệnh trẻ ưa chuộng và lựa chọn bởi tính chất xâm lấn tối thiểu, không đau không chảy máu. Đặc biệt, Laser Diode còn hạn chế hoàn toàn nguy cơ hẹp hậu môn – biến chứng lâu dài khó chịu sau mổ.
Bệnh trĩ ở người trẻ tuổi không khó để phòng tránh và điều trị. Điều quan trọng là kiên trì duy trì những chế độ ăn uống, vận động lành mạnh cũng như đi thăm khám bệnh sớm, việc đối phó với trĩ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.