Làm thế nào để giảm bớt ho? Dị ứng, hen suyễn, trào ngược axit

Cảm lạnh và cảm lạnh gây ra những cơn ho, gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên đây không phải là những nguyên nhân duy nhất dẫn tới tình trạng này. Dị ứng, hen suyễn, trào ngược axit, không khí khô và hút thuốc lá cũng là những “thủ phạm” phổ biến gây ho. Ngay cả các thuốc như một số loại thuốc cho bệnh cao huyết áp và dị ứng có thể gây ho mãn tính. Sau đây là những biện pháp giúp bạn kiểm soát và làm dịu cơn ho.

Bạn đang đọc: Làm thế nào để giảm bớt ho? Dị ứng, hen suyễn, trào ngược axit

Uống nhiều nước

Làm thế nào để giảm bớt ho? Dị ứng, hen suyễn, trào ngược axit

Uống nhiều nước giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và đờm ở cổ họng, khiến cơn ho giảm đi nhanh chóng.

Uống nhiều nước giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và đờm ở cổ họng, khiến cơn ho giảm đi nhanh chóng.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh hoặc cảm cúm thường gây ra chảy nước mũi. Nước mũi có thể chảy xuống cổ họng gây kích thích, dẫn tới ho. Uống nhiều nước giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và đờm ở cổ họng, khiến cơn ho giảm đi nhanh chóng.  Uống nước cũng giúp giữ cho màng nhầy luôn ẩm. Điều này đặc biệt hữu ích trong mùa đông, khi không khí khô có thể gây khô họng và ho.

Sử dụng một số loại thảo dược

Có thể sử dụng tinh dầu bạc hà để trị ho vì nó có khả năng gây tê mặt sau cổ họng, giúp làm giảm phạn xạ ho. Nếu không có tinh dầu, có thể giã nhuyễn một nắm lá bạc hà để uống hoặc hít là được.
Uống trà ấm với mật ong cũng là một cách hiệu quả để làm dịu cổ họng, hạn chế sự xuất hiện của những cơn ho.

Tắm nước nóng và dùng máy tạo độ ẩm

Tắm nước nóng có thể làm lỏng hóa chất dịch ở mũi, loại bỏ các kích thích niêm mạc, chữa ho, viêm mũi hiệu quả. Có thể cho thêm dầu bạch đàn hoặc các loại tinh dầu khác sẽ nhận được hiệu quả chữa bệnh cao hơn và giúp thư giãn tối ưu. Sau mỗi lần tắm như vậy bạn sẽ thở dễ dàng hơn và giảm đau cổ họng.
Không khí trong nhà quá khô cũng là một nguyên nhân gây ra ho. Sử dụng máy tạo độ ẩm có thể giúp giảm bớt khó chịu và giảm ho. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì nếu độ ẩm quá cao lại gây tác dụng ngược khiến môi trường xung quanh trở thành nơi sống lý tưởng của các loại nấm mốc, vi khuẩn.

Loại bỏ các chất kích thích gây ho

Nước hoa và thuốc xịt phòng tắm có mùi thơm thường an toàn khi sử dụng nhưng đối với một số người lại có thể gây kích thích cho bệnh xoang mạn tính, tăng tiết chất nhầy dẫn tới ho kinh niên. Vì thế để kiểm soát cơn ho nên hạn chế sử dụng các sản phẩm tạo mùi thơm.
Chất kích thích tồi tệ nhất trong không khí gây nên ho là khói thuốc lá. Do đó, nên ngừng hút thuốc, nhất là với những người ho nặng mạn tính.

Điều trị ho bằng thuốc

Tìm hiểu thêm: Giúp bạn hiểu rõ về bệnh lao và các dấu hiệu của bệnh

Làm thế nào để giảm bớt ho? Dị ứng, hen suyễn, trào ngược axit

>>>>>Xem thêm: Cách khắc phục sốt xuất huyết rối loạn kinh nguyệt

Nếu các phương pháp nêu trên không có atác dụng, có thể chuyển sang sử dụng một số loại thuốc tự kê đơn giúp làm giảm ho.

Nếu các phương pháp nêu trên không có tác dụng, có thể chuyển sang sử dụng một số loại thuốc tự kê đơn giúp làm giảm ho.

Nếu các phương pháp nêu trên không có tác dụng, có thể chuyển sang sử dụng một số loại thuốc tự kê đơn giúp làm giảm ho.
Thuốc thông mũi: thuốc thông mũi làm giảm sung huyết mũi bằng cách thu hẹp mô mũi sưng và giảm sản xuất chất nhầy. Thuốc làm khô chất nhầy trong phổi và mở ra đường thở. Thuốc thông mũi bao gồm dạng viên nén, chất lỏng và thuốc xịt. Thuốc có thể làm tăng huyết áp vì thế những người bị cao huyết áp, bệnh tim hoặc các bệnh khác cần cẩn thận khi sử dụng.
Thuốc ức chế cơn ho và thuốc long đờm: với tình trạng ho rất nhiều, đau ngực và ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ hàng đêm, có thể xem xét sử dụng thuốc ức chế cơn ho như dextromethorphan.

Tìm ra nguyên nhân dây ho

Ho do cảm lạnh thông thường thường biến mất trong một vài tuần.  Ho kinh niên, ho dai dẳng có thể do dị ứng, hen suyễn, trào ngược axit hoặc ảnh hưởng của thuốc đang sử dụng. Để giảm ho, cần điều trị các vấn đề tiềm ẩn.
Tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để kiểm tra nếu ho kéo dài hơn một vài tuần, ho có đờm hoặc có các triệu chứng khác như giảm cân, sốt, ớn lạnh hoặc mệt mỏi. Gọi cấp cứu ngay nếu ho kèm theo khó thở hoặc ho ra máu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *