Làm thế nào để ngăn cơn đột quỵ?

Đột quỵ (stroke) hay tai biến mạch máo não là tình trạng gián đoạn đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não. Đột quỵ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Vậy làm thế nào để ngăn cơn đột quỵ? Bạn hãy thực hiện những phương pháp dưới đây:

Bạn đang đọc: Làm thế nào để ngăn cơn đột quỵ?

Đi bộ 20 phút mỗi ngày

Làm thế nào để ngăn cơn đột quỵ?
Đi bộ khoảng 2 giờ/tuần có thể giảm nguy cơ đột quỵ 30%. Đi bộ nhanh giúp giảm gần 40% nguy cơ.

Làm thế nào để ngăn cơn đột quỵ? Đi bộ 20 phút mỗi ngày chính là câu trả lời dành cho bạn.. Thậm chí bạn có thể chia thành 2 lần, mỗi lần 10 phút cũng rất tốt. Một nghiên cứu thực hiện trên gần 40.000 phụ nữ trong thời gian 12 năm cho thấy đi bộ khoảng 2 giờ/tuần có thể giảm nguy cơ đột quỵ 30%. Đi bộ nhanh giúp giảm gần 40% nguy cơ.

Hiểu rõ sự khác nhau giữa buồn và phiền muộn

Theo một nghiên cứu mới thực hiện trên 80.000 phụ nữ cho thấy phụ nữ nhiều phiền muộn sẽ làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ 29%. Họ có xu hướng hút thuốc nhiều hơn, dễ tăng cân, ít vận động. Bên cạnh đó, họ gặp phải nhiều vấn đề y tế không kiểm soát được như huyết áp cao, tiểu đường. Phát hiện các triệu chứng của sự phiền muộn, bạn có thể tìm phương pháp điều trị. Vì thế, hãy đi khám bác sĩ nếu bạn cảm thấy buồn phiền kéo dài, lo lắng, không có hy vọng, cáu kỉnh, mệt mỏi, không còn hứng thú với những điều bạn đã từng thích, mất ngủ, ăn nhiều hay không thấy ngon miệng, nghĩ đến việc tự tử,…

Chỉ nên ngủ 7 tiếng mỗi đêm

Tìm hiểu thêm: Nhồi máu cầu não: Nguyên nhân, cách điều trị

Làm thế nào để ngăn cơn đột quỵ?
Những người ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hơn 63% so với người chỉ ngủ 7 tiếng mỗi ngày.

Các nhà khoa học ở trường Đại học Harvard chỉ ra rằng những người ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hơn 63% so với người chỉ ngủ 7 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt nếu bạn ngủ ngáy, nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao gấp 2 lần. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ cũng như các bệnh về tim mạch và tiểu đường.

Thường xuyên sử dụng dầu olive

Sử dụng dầu olive khi nấu các món ăn như: áp chảo, rán, nướng,… sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Một nghiên cứu mới cho thấy sử dụng dầu olive giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Một nghiên cứu quan sát hơn 7.600 người Pháp có độ tuổi trên 65 cho thấy, những người thường xuyên sử dụng dầu olive sẽ giảm nguy cơ đột quỵ hơn 40%.

Quan tâm đến chứng đau nửa đầu

Những cơn đau đầu đặc biệt này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Hầu hết những người bị chứng đau nửa đầu là phụ nữ, do sự thay đổi nội tiết tố và thuốc men. Hãy đi khám bác sĩ để được kê đơn hay có các liệu pháp giải tỏa căng thẳng, đây cũng là phương pháp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

Chú ý nếu tim đập nhanh

Làm thế nào để ngăn cơn đột quỵ?

>>>>>Xem thêm: Thỉnh thoảng đau nhói ở tim là bệnh gì?

Nếu tim đập không đều kèm theo chứng khó thở, đau đầu nhẹ và đau ngực bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám

Nếu tim đập không đều kèm theo chứng khó thở, đau đầu nhẹ và đau ngực – đây là những dấu hiệu của tim đập bất thường và có khả năng tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần.

Ăn khoai lang

Làm thế nào để ngăn cơn đột quỵ? Ngoài khoai lang nên ăn thêm nho khô, chuối và bột cà chua là một trong những giải pháp. Bạn cũng không phải ăn tất cả cùng một lúc. Mỗi thực phẩm này đều chứa kali và một chế độ dinh dưỡng giàu kali giúp giảm nguy cơ đột quỵ 20%, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra điều đó. Một số nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch như: rau củ quả, cá, gia cầm và các sản phẩm từ sữa.

Hạn chế tức giận

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cao huyết áp cho thấy những người hay tức giận và tính khí hung hăng có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn.

Hiểu các triệu chứng của bệnh đột quỵ

Theo nhiều cuộc khảo sát: dưới 30% số phụ nữ có thể kể tên nhiều hơn 2 triệu chứng của cơn đột quỵ. Hãy ghi nhớ những dấu hiệu cơ bản dưới đây của bệnh đột quỵ.
– F (mặt): cười méo miệng, khó cử động, rối loạn thị lực
– A (tay và chân): mệt mỏi, khó cử động, tê liệt
– S (nói): líu lưỡi, tắt tiếng, không tìm ra từ thích hợp để nói
– T (thời gian): Nếu có bất kỳ một trong các dấu hiệu trên, nhanh chóng gọi cấp cứu. Bạn càng đến viện sớm, khả năng bạn được cứu sống càng cao.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám –  tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *