Đột quỵ có thể gây tử vong và để lại nhiều di chứng nặng nề cho sức khỏe, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian chính là yếu tố quyết định, nhận biết dấu hiệu đột quỵ và sơ cứu y tế kịp thời sẽ giúp hạn chế nhiều hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Bạn đang đọc: Làm thể nào để nhận biết dấu hiệu đột quỵ và xử trí kịp thời
1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do giảm lượng máu cung cấp, khiến tế bào não bị thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng. Khi không được cấp máu trong vòng vài phút, các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần với số lượng ngày càng lớn. Tùy thuộc vào thời gian xử lý đột quỵ mà các tế bào não tổn thương có thể phục hồi một phần hoặc chết hoàn toàn.
Là một trong những biến chứng tim mạch thường gặp nhất, bệnh đột quỵ đã cướp đi mạng sống của nhiều bệnh nhân. Những người được cấp cứu sớm, giữ được tính mạng vẫn có nguy cao gặp phải những di chứng như liệt, giảm vận động ở một số cơ quan nhất định.
Dựa theo nguyên nhân, bệnh đột quỵ được chia thành 2 loại chính gồm:
– Đột quỵ do thiếu máu não
Đây là dạng đột quỵ phổ biến nhất, nguyên nhân xuất phát từ tình trạng tắc nghẽn động mạch, có thể do xơ vữa gây tắc hẹp mạch máu hoặc do cục máu đông. Đột quỵ do thiếu máu não chiếm đến 85% các trường hợp đột quỵ, tuy nhiên đây là dạng dễ phòng tránh nếu được kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
– Đột quỵ chảy máu não
Đột quỵ do chảy máu não là là tình trạng xảy ra khi có hiện tượng rách thành động mạch, dẫn đến máu chảy vào não thất hoặc nhu mô não, khoang dưới nhện xung quanh não hay chảy máu màng não.
2. Những dấu hiệu đột quỵ cảnh báo sớm biến cố
Khi đột quỵ xảy ra, cứ mỗi phút trôi qua lại có hàng triệu tế bào não chết do thiếu oxy và chất dinh dưỡng cung cấp từ máu. Can thiệp y tế càng sớm để nối thông tuần hoàn máu não sẽ càng giúp hạn chế tối đa các tế bào não chết, tăng khả năng phục hồi. Vì vậy, nhận biết đột quỵ sớm là rất quan trọng và cần thiết, các dấu hiệu bao gồm:
2.1 Dấu hiệu đột quỵ biểu hiện qua sự thay đổi thị lực
Đột quỵ có thể ảnh hưởng tới thị lực của người bệnh, gây ra hiện tượng nhìn mờ một hoặc cả hai bên mắt, giảm thị lực… Song dấu hiệu thị lực này thường không rõ ràng và chỉ có bản thân người bệnh mới cảm nhận, rất khó để bệnh nhân tự gọi cấp cứu hoặc tìm đến sự giúp đỡ từ người xung quanh.
2.2 Dấu hiệu đột quỵ ở mặt
Những dấu hiệu ở mặt là một trong những dấu hiệu sớm và đặc trưng nhất của bệnh đột quỵ. Khi quan sát sẽ thấy mặt người bệnh có biểu hiện thiếu cân xứng, nhân trung hơi lệch sang một bên, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống, méo miệng… Đặc biệt khi bệnh nhân cười hoặc nói sẽ thấy rõ mặt và miệng thiếu cân xứng, đây là hậu quả của tổn thương não do đột quỵ gây ra.
Tìm hiểu thêm: Vì sao dễ bị đột quỵ khi tắm đêm? Những điều cần lưu ý
2.3 Dấu hiệu ở giọng nói
Ở người bị đột quỵ, một số triệu chứng ở giọng nói có thể xuất hiện như khó nói, nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng… khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc phát âm.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân gặp phải tình trạng này, hãy kiểm tra bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ, nếu nói líu, dùng từ sai hay không thể phát âm, khả năng cao đây chính là dấu hiệu sớm của đột quỵ.
2.4 Dấu hiệu đột quỵ ở tay và chân
Hiện tượng yếu tay hoặc chân do đột quỵ thường xảy ra ở một bên cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác yếu, tê bì rất rõ ràng. Nếu đột quỵ gây tổn thương ở vùng não phải, tay chân bên trái cơ sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại.
Có thể tự kiểm tra khả năng cử động tay chân của bệnh nhân bằng các động tác đơn giản như nhấc tay, nhấc chân, cầm, nắm… Hãy dang hai cánh tay rộng ra trong khoảng 10 giây, nếu không thể kiểm soát một bên cánh tay khiến nó rơi, thõng xuống thì khả năng cao đây là tình trạng yếu cơ do đột quỵ.
2.5 Dấu hiệu nhận thức
Tế bào não bị tổn thương có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và hành vi của người bệnh. Một số dấu hiệu dễ nhận thấy như ù tai, rối loạn trí nhớ, không nhận thức được…
2.6 Dấu hiệu thần kinh
Cơn đau đầu dữ dội, đột ngột là triệu chứng rõ ràng và xuất hiện sớm nhất của chứng đột quỵ. Tình trạng này có thể khiến người bệnh buồn nôn, nôn mửa, không thể đứng vững…
Bên cạnh những dấu hiệu nhận biết đột quỵ thường gặp này, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề khác tùy vào vùng não bị tổn thương như tự nhiên thấy chóng mặt, đau đầu nặng, yếu một bên cơ mặt, tim đập nhanh, khó thở…
>>>>>Xem thêm: Các giai đoạn của sa sút trí tuệ và cách điều trị
3. Điều cần biết trong phòng ngừa nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ có thể gây ra nhiều di chứng nặng nề cho sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, nên chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng một số biện pháp sau:
– Kiểm soát và điều trị các bệnh lý làm gia tăng nguy cơ đột quỵ như tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu…
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các thực phẩm giàu Omega-3, folate, magie như cá hồi, cá thu, các loại đậu, rau xanh, yến mạch, đậu nành… Bên cạnh đó, cần tránh xa những thực phẩm có chứa nhiều muối, cholesterol và các chất kích thích để ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tái phát bệnh đột quỵ.
– Thay đổi lối sống: Giảm bớt stress, nóng giận, thực hiện nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, không nên thức khuya, tắm khuya… Bên cạnh đó, cần giữ ấm cơ thể và giữ gìn sức khỏe, nhất là trong thời điểm giao mùa.
– Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp giảm huyết áp và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, tập dưỡng sinh…
– Tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ để sàng lọc nguy cơ bệnh kịp thời, đặc biệt là những người có bệnh nền về tim mạch, tiểu đường, người già, người có người thân từng mắc đột quỵ… Thông qua khám bệnh và đánh giá sức khỏe, bác sĩ sẽ có những biện pháp ngăn chặn từ sớm giúp hạn chế tối đa khả năng đột quỵ cho người bệnh.
Phát hiện sớm những dấu hiệu đột quỵ và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để hạn chế biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Vì vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ đột quỵ, cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và xử trí sớm.