Làm thế nào khi bị đau xương ức khi mang thai?

Đau xương ức khi mang thai là hiện tượng thường gặp nhưng không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân và cách khắc phục. Mời độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Bạn đang đọc: Làm thế nào khi bị đau xương ức khi mang thai?

Vì sao bị đau xương ức khi mang thai?

Đau xương ức khi mang thai do nhiều nguyên nhân:

Tử cung lớn dần

Khi mang thai đặc biệt vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh, to ra khiến tử cung phải phình to ra. Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra sức éo lớn về phía cơ hoành của mẹ bầu.

Cơ hoành là bộ phận quan trọng có vai trò kết hợp với phổi nhằm đưa không khí vào trong cơ thể. Khi tử cung to chèn ép cơ hoành khiến chức năng hô hấp và không khí đưa vào phổi bị hạn chế. Do đó mẹ bầu sẽ có biểu hiện khó thở, gây đau xương ức.

Làm thế nào khi bị đau xương ức khi mang thai?

Thai nhi phát triển to dần lên cũng khiến mẹ bị khó thở, đau xương ức

Thiếu máu

Thiếu máu ở mẹ bầu thường là do thiếu sắt. Thiếu máu làm cho hệ tuần hoàn hoạt động bị gián đoạn. Lúc này chức năng hô hấp kém nên mẹ bầu bị khó thở, gây đau xương ức.

Ảnh hưởng từ cơ quan tiêu hóa

Khi mang thai, mẹ bầu cũng hay gặp tình trạng ợ nóng. Tình trạng này bắt nguồn từ sự gia tăng lượng hormone ở thời kỳ mang thai, làm cho thực quản bị co lại. Các cơ xung quanh xương ức hoạt động nhiều và căng ra hết mức nên gây đau.

Căng thẳng, mệt mỏi

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cũng hay gặp phải tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Việc thường xuyên bắt gặp tình trạng này sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, đau tức ngực, đau xương ức.

Làm thế nào khi bị đau xương ức khi mang thai?

Theo các chuyên gia y tế, đau xương ức khi mang thai nếu ở mức độ nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Thế nhưng tình trạng này xuất hiện và kéo dài sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, mẹ bầu cần phải áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng đau xương ức khi mang bầu:

Chườm lạnh

Mẹ bầu có thể sử dụng khăn lạnh để chườm nhẹ nhàng vào vùng ngực nhằm làm tan cảm giác nóng và đau ở phần xương ức.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Thay khớp gối có đi lại bình thường được không?

Làm thế nào khi bị đau xương ức khi mang thai?

Mẹ bầu cần theo dõi thai kỳ đều đặn và đi khám khi đau xương ức nặng hơn

Vận động nhẹ nhàng

Khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý vận động, không nên làm việc quá sức. Thay vào đó là vận động nhẹ nhàng, áp dụng các bài tập thể dục thể thao hợp lý vào buổi sáng và chiều tối như yoga, đi bộ… Việc vận động nhẹ nhàng có thể giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và giảm tình trạng đau xương ức khi mang thai

Dinh dưỡng hợp lý

Khi bị đau xương ức trong thời gian mang thai, mẹ bầu cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Tránh những thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mờ. Đặc biệt đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Uống nhiều nước lọc, sinh tố trái cây, rau củ.

Nghỉ ngơi đúng cách

Trong thời gian mang thai, mẹ cần chú ý ngủ đúng giờ, đủ giấc. Thả lỏng cơ thể để giảm tình trạng đau nhức mỏi cơ thể, đau xương ức khi mang bầu.

Làm thế nào khi bị đau xương ức khi mang thai?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở người trẻ

Cần nghỉ ngơi đúng cách và ăn uống khoa học để giảm đau xương ức khi mang bầu

Trang phục phù hợp

Mẹ bầu nên lựa chọn những loại quần áo hoặc váy dành riêng cho bà bầu. Vì quần áo chật có thể khiến tình trạng đau xương ức kéo dài hơn.

Massage vùng ngực

Thường xuyên massage vùng bị đau cũng có thể làm giảm đau nhức, khó chịu, giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn.

Ngoài ra, mẹ nên chú ý tập hít thở sâu mỗi ngày 15 phút. Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ nhằm giảm lo âu, mệt mỏi, đau nhức xương ức trong thời gian mang thai.

Đau xương ức khi mang thai có thể xuất hiện ở một thời điểm nào đó trong quá trình mang thai và sau sinh. Mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe và kiểm tra thai kỳ đều đặn. Nếu tình trạng đau nhức liên tiếp trong thời gian dài cần đi khám ngay để có biện pháp xử trí phù hợp vì có thể mắc bệnh lý nào đó trong cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *