Lấy cao răng có hết hôi miệng hay không

Hôi miệng là bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Khi bị hôi miệng làm phiền, nhiều người thường tìm đến biện pháp lấy cao răng với hy vọng khắc phục triệt để. Vậy sự thật lấy cao răng có hết hôi miệng hay không? Cùng khám phá ngay tại bài viết nhé!

Bạn đang đọc: Lấy cao răng có hết hôi miệng hay không

1. Sơ lược về cao răng

Cao răng, hay còn gọi vôi răng là những mảng bám cứng chắc nằm ở trên hoặc nằm ở dưới đường viền nướu ở trên bề mặt răng. Nếu như cao răng bám vào đường viền nướu, tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám bám chặt vào răng và khó làm sạch răng hơn. Từ đó, cao răng gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng như là sâu răng hoặc các bệnh lý về nướu.

Nguyên nhân hình thành cao răng là do sự tích tụ thức ăn và cặn vụn thức ăn bám vào kẽ răng nếu như chúng ta không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Lâu ngày, tình trạng này sẽ hình thành những mảng bám ở cổ răng hoặc ở nướu. Về sau, nếu như không được xử lý triệt để tình trạng này thì các mảng bám sẽ kết hợp với vi khuẩn và khiến cho răng trở nên ố vàng. Đây đồng thời cũng là thủ phạm hàng đầu khiến cho hơi thở có mùi hôi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giao tiếp.

Do cao răng được sản sinh từ các chất khoáng do đó bạn có thể dễ dàng phát hiện khi cao răng bám ở trên đường viền nướu hoặc bám xung quanh răng. Bên cạnh đó, dựa vào màu sắc cũng như mức độ năng- nhẹ, cũng có thể chia cao răng thành 2 loại như:

– Cao răng thường: Có màu vàng nhạt hoặc là màu trắng đục, nằm ở nơi tiếp xúc giữa răng và nướu

– Cao răng huyết thanh: Là dạng cao răng nặng hơn so với cao răng thường, màu nâu đỏ. Nếu như để lâu ngày mà không xử lý, cao răng huyết thanh có thể dẫn tới các tình trạng như viêm nướu hay chảy máu chân răng.

Lấy cao răng có hết hôi miệng hay không

Cao răng là một trong những thủ phạm hàng đầu dẫn đến hôi miệng

2. Lấy cao răng có hết mùi hôi miệng hay không?

Nhìn chung, hôi miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Với những trường hợp hôi miệng do tích tụ nhiều cao răng, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Với trường hợp khách hàng có những bệnh lý nha chu nặng về và nghiêm trọng thì nên lấy cao răng khoảng 3 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên kết hợp với chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để cải thiện tình trạng khoang miệng có mùi hôi. Bên cạnh đó, lấy cao răng định kỳ cũng là biện pháp giúp phòng ngừa được các bệnh lý răng miệng khác có thể xảy ra.

Vậy làm thế nào để phân biệt chính xác hôi miệng do cao răng hay do các nguyên nhân thông thường? Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng hôi miệng do cao răng:

– Hơi thở có mùi hôi và thường xuất hiện ở nhiều thời điểm khác trong ngày. Có những người bị hôi miệng vào buổi sáng sau ngủ dậy, hoặc hôi miệng vào buổi chiều tối sau khi đi làm về.

– Nhìn bằng mắt thường thấy răng tích tụ nhiều mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển ở trong khoang miệng

– Một số vấn đề về sức khỏe như là viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu…

Tìm hiểu thêm: 9 dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 mẹ không nên bỏ qua

Lấy cao răng có hết hôi miệng hay không

Lấy cao răng có hết hôi miệng không? Câu trả lời là lấy cao răng có thể khắc phục được hôi miệng đồng thời khiến hàm răng của bạn trở nên trắng sáng, đều màu hơn

3. Tìm hiểu quy trình lấy cao răng bao gồm các bước nào?

Nhìn chung, mặc dù lấy cao răng là thủ thuật khá đơn giản, tuy nhiên để đảm bảo kết quả tối ưu thì bạn vẫn cần lưu ý đến việc lựa chọn nha khoa cũng như bác sĩ uy tín thực hiện. Với những bác sĩ có chuyên môn đảm bảo thì việc lấy cao răng sẽ được thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật để giúp khách hàng có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái nhất.

Quy trình lấy cao răng bao gồm các bước như sau:

– Thăm khám và tư vấn tổng quát tình trạng cao răng hoặc tiến hành điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng khác nếu có

– Tiến hành lấy cao răng bằng máy siêu âm, bác sĩ sẽ di chuyển đầu máy siêu âm nhẹ nhàng xung quanh răng và dưới viền nướu để lấy sạch mảng bám

– Đánh bóng răng nhằm giúp cho răng được sáng mịn, làm giảm khả năng bám dính của mảng bám lên bề mặt răng

– Bác sĩ kiểm tra tổng quát răng miệng cũng như hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Lúc này, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể cải thiện triệu chứng hôi miệng

4. “Bỏ túi” một số lưu ý quan trọng sau khi lấy cao răng

Trong quá trình lấy cao răng, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức hay bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu như mức độ cao răng của bạn quá nhiều, cao răng đóng thành 1 lớp dày cộm và ăn sâu xuống nướu thì bạn dễ có cảm thấy ê nhức khi thực hiện. Tuy nhiên đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường do đó bạn không nên quá lo lắng nhé.

Nhìn chung, sau khi lấy cao răng, lúc này răng vẫn còn tương đối nhạy cảm, do đó bạn không nên bỏ qua một số lưu ý quan trọng như:

– Đánh răng đầy đủ 2 lần/ngày, lựa chọn loại bàn chải đánh răng lông mềm để không làm tổn thương đến thân răng

– Đánh răng với lực chải nhẹ nhàng, đánh răng theo chiều dọc

– Không sử dụng thuốc lá sau khi mới lấy cao răng

– Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý, bổ sung dưỡng chất cần thiết vào thực đơn ăn uống hàng ngày

Lấy cao răng có hết hôi miệng hay không

>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Điều trị tủy răng có đau không? 

Đừng quên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để có hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh bạn nhé

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Lấy cao răng có hết hôi miệng”. Đừng quên thăm khám định kỳ với bác sĩ ít nhất khoảng 6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng luôn được chăm sóc và bảo vệ tốt nhất bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *