Lấy cao răng như thế nào, bạn có biết?

Thông thường, việc chải răng sẽ không thể làm sạch khoang miệng toàn diện. Chính vì vậy, vẫn có những mảng bám tích tụ lại trên bề mặt răng, lâu ngày sẽ tạo thành cao răng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về cao răng và trả lời câu hỏi nhiều người thắc mắc “Lấy cao răng như thế nào“.

1. Cao răng là gì?

Cao răng là sự kết hợp giữa cặn cứng (các muối vô cơ: canxi cacbonat, phosphate) và cặn mềm (mảnh vụn từ thức ăn, khoáng chất ở môi trường miệng), các loại vi khuẩn, xác tế bào biểu mô, sự lắng đọng huyết thanh bám vào bề mặt răng hoặc bên dưới bờ lợi.

Ban đầu, sau khi ăn uống, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện những mảng bám ở dạng mềm, có thể dễ dàng lấy đi khi chải răng, kết hợp với việc dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, những mảng bám sót lại tích tụ qua ngày và bị vôi hoá cứng lại, rất khó lấy đi mà phải cần đến sự can thiệp của các phương pháp nha khoa là lấy cao răng (cạo vôi răng).

Lấy cao răng như thế nào, bạn có biết?

Những mảng bám sót lại tích tụ qua ngày và bị vôi hoá cứng lại, rất khó lấy đi mà phải cần đến sự can thiệp của các phương pháp nha khoa là lấy cao răng.

2. Lấy cao răng có tác động xấu gì tới răng không?

Với những người lần đầu lấy cao răng sẽ cảm thấy có chút ê buốt nhưng không đau nhức gì. Những lần sau khi lấy cao răng sẽ không còn cảm giác đó nữa. Bên cạnh đó, khi lấy cao răng còn có thể chảy máu, nhất là những người bị viêm nướu. Ngoài ra, sau khi lấy cao răng, nếu bạn uống nước nóng hoặc lạnh sẽ có cảm giác ê buốt răng. Nhưng bạn cũng không cần lo lắng vì cảm giác đó sẽ hết sau vài ngày.

Theo các bác sĩ, để chăm sóc răng miệng tốt, bạn nên cạo vôi răng khoảng 6 tháng một lần. Đối với người bị viêm lợi thì nên cạo 3 tháng/lần theo chỉ định của nha sĩ. Việc lấy cao răng không hề có ảnh hưởng gì mà còn giúp loại bỏ đi những bệnh lý nha khoa và đảm bảo sức khoẻ răng miệng.

3. Lấy cao răng như thế nào?

3.1 Thăm khám tổng quát

Bác sĩ tiến hành thăm khám răng miệng tổng quát để xác định xem mức độ cao răng của bệnh nhân. Đồng thời tư vấn các phương pháp xử lý nếu bệnh nhân có bệnh lý nha khoa khác.

3.2 Lấy cao răng

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành chà sạch bề mặt răng để loại bỏ đi những mảng bám và cao răng, tiếp theo sẽ chà phần thân răng nằm sâu dưới nướu. Cứ thế làm lần lượt từng răng cho đến khi hết tất cả răng trên cung hàm.

Lấy cao răng như thế nào, bạn có biết?

Bác sĩ lần lượt chà sạch bề mặt răng sau đó chà phần thân răng nằm sâu dưới nướu của từng răng

3.3 Đánh bóng răng

Bệnh nhân sẽ được làm bóng nhẵn mặt răng bằng chổi đánh bóng và chất đánh bóng. Bề mặt răng sẽ trở nên mịn và giảm thiểu tối đa mảng bám tích tụ trên đó. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh toàn bộ khoang miệng để kết thúc quá trình lấy cao răng.

4. Chăm sóc sau khi lấy cao răng

Cần lưu ý rằng, để việc chăm sóc răng miệng đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau khi lấy cao răng.

– Chải răng thường xuyên và đúng cách theo đúng chỉ định của bác sĩ.

+ Nên chải răng từ trên xuống dưới và theo quỹ đạo hình tròn. Cần lưu ý không nên chải răng theo chiều ngang vì việc này không giúp làm sạch kẽ răng mà còn gây mòn chân răng, không nên đánh răng quá 2 phút khiến men răng dễ mòn.

+ Chải răng sau bữa ăn khoảng 30 phút, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

+ Sử dụng các loại bàn chải lông mềm, chất lượng tốt và có kích thước phù hợp với bạn.

– Dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để hỗ trợ cho việc làm sạch răng miệng.

– Uống đủ nước mỗi ngày, cần lưu ý tránh những đồ có gas, đồ uống có chất tạo màu gây hại cho răng.

– Bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ và giúp răng miệng chắc khoẻ hơn như dưa chuột, cà rốt, rau cải,….

– Bổ sung vitamin qua các loại trái cây tươi như táo, chuối, cam…

– Thăm khám nha khoa định kỳ để đảm bảo răng miệng luôn được theo dõi và phát triển khoẻ mạnh.

Lấy cao răng như thế nào, bạn có biết?

Thăm khám nha khoa định kỳ để đảm bảo răng miệng luôn được theo dõi và phát triển khoẻ mạnh.

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi “Lấy cao răng như thế nào?”. Cao răng là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh lý răng miệng, chính vì vậy cần cố gắng hãy bảo vệ răng miệng khoẻ mạnh bằng việc thiết lập chế độ chăm sóc răng miệng tại nhà lấy cao răng định kỳ tại các cơ sở nha khoa uy tín nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *