Cao răng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh nên cần được loại bỏ thường xuyên. Tuy nhiên nhiều người còn e ngại không biết lấy vôi răng có đau không, có ảnh hưởng tới men răng không? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc đó với sự cố vấn chuyên môn từ các bác sĩ nha khoa tại Thu Cúc TCI.
Bạn đang đọc: Lấy vôi răng có đau không, có ảnh hưởng tới men răng không?
1. Vì sao cần phải lấy vôi răng?
Vôi răng hình thành từ các mảng bám, cặn thức ăn thừa trong khoang miệng mà không được vệ sinh thường xuyên. Thông thường, cao răng sẽ có màu sắc trắng đục, vàng nhạt, nâu thẫm hoặc đỏ thẫm tùy vào mức độ và tình trạng sức khỏe răng miệng của mọi người.
Bề mặt răng, kẽ răng, dưới mép lợi… là những vị trí thường tập trung nhiều cao răng. Không chỉ gây ra sự bất tiện trong việc vệ sinh răng miệng mà cao răng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nha khoa như:
– Sâu răng
– Viêm lợi
– Viêm nha chu
– Viêm chân răng
– Viêm tủy răng
– Áp xe nướu răng
– Rụng răng…
Các bệnh lý nha khoa kể trên được đánh giá là nguy hiểm, có nguy cơ biến chứng và mất răng cao. Đồng thời, việc điều trị bệnh lý cũng rất tốn kém về thời gian, chi phí nhưng cũng không thể đảm bảo phục hồi 100%.
Không chỉ thế, cao răng còn khiến cho răng dễ bị ngả màu, ố vàng. Khi cao răng tích tụ lâu ngày không được loại bỏ khiến răng ngả vàng nặng thì việc xử trí sẽ trở nên khó khăn hơn. Về mặt thẩm mỹ, người có nhiều cao răng thường có nụ cười kém tự tin vì hàm răng không trắng sáng và còn mắc phải tình trạng hôi miệng.
Cao răng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng, vì vậy cần được loại bỏ thường xuyên. Theo các nghiên cứu nha khoa, thời gian lấy cao răng nên từ 3-6 tháng/lần, tùy vào tình trạng răng miệng của từng người.
Cao răng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng nên cần được loại bỏ kịp thời
2. Lấy vôi răng có đau không, có làm hỏng men răng không?
Lấy cao răng là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, sử dụng dụng cụ để tác động lên lớp cao răng bám trên bề mặt răng. Mục đích của việc này là loại bỏ cặn bám quanh cổ răng, kẽ răng và mép lợi.
Về cơ bản, kỹ thuật lấy cao răng không hề gây đau đớn hay khó chịu cho tất cả mọi người. Tuy nhiên nếu lấy cao răng tại nha khoa kém uy tín, bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng chảy máu nướu, mòn men răng. Nguyên nhân do bác sĩ thực hiện không có kinh nghiệm, chuyên môn hoặc sử dụng dụng cụ kém đảm bảo. Nghiêm trọng hơn, nếu không được khử trùng khoa học, vi khuẩn có thể xâm nhập gây bội nhiễm trong quá trình lấy cao răng.
Quy trình lấy cao răng thường được thực hiện với các công đoạn cụ thể như sau:
– Thăm khám để xác định tình trạng, mức độ cao răng nhiều hay ít
– Vệ sinh răng miệng để đảm bảo an toàn, tránh viêm nhiễm
– Tiến hành lấy cao răng bằng dụng cụ chuyên dụng, làm sạch bề mặt răng
– Mài nhẵn bề mặt răng để hạn chế cao răng hình thành
– Vệ sinh lại lần cuối, hoàn tất quá trình lấy cao răng.
Lấy cao răng có thể thực hiện ở các nha khoa, bệnh viện răng hàm mặt. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, không đau, không mòn men răng trong quá trình lấy cao răng, bạn nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín. Bác sĩ có chuyên môn cao sẽ thực hiện tỉ mỉ, kỹ càng, làm sạch hoàn toàn cao răng mà không làm tổn thương nướu và men răng.
Tìm hiểu thêm: Ung thư vú có di truyền không?
Lấy vôi răng có đau không phụ thuộc vào phương pháp và kỹ thuật của bác sĩ thực hiện
3. Các phương pháp lấy cao răng
Thời gian lấy cao răng theo khuyến cáo nha khoa là 3-6 tháng/lần, tùy vào mức độ và tình trạng răng miệng của từng người. Với những người có cao răng nhiều, hình thành thường xuyên thì nên lấy cao răng từ 3-4 tháng/lần. Những người có ít cao răng, thời gian hình thành cao răng lâu thì có thể lấy cao răng khoảng 5-6 tháng/lần. Không lấy cao răng quá 4 lần/năm để tránh làm hỏng men răng.
Hiện nay, có hai phương pháp lấy cao răng thường được áp dụng là lấy cao răng truyền thống và lấy cao răng bằng máy siêu âm.
Với phương pháp truyền thống, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ cầm tay, tác động lực lên cao răng để làm sạch. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thương răng, nướu do khó kiểm soát được lực tác động.
Hiện nay, nhiều nha khoa đã sử dụng máy siêu âm để thực hiện lấy cao răng cho mọi người. Công nghệ này tạo lực rung nhẹ ở đầu máy, giúp bóc tách mảng bám, cao răng dễ dàng mà không làm ảnh hưởng tới nướu. Bên cạnh đó, đầu máy siêu âm còn linh hoạt, di chuyển được tới các vị trí có tính phức tạp cao như kẽ răng để làm sạch cao răng. Đặc biệt, phương pháp này không gây đau đớn, ê buốt hay làm mòn men răng.
>>>>>Xem thêm: Các bệnh lý về trực tràng
Lấy cao răng bằng máy siêu âm giúp làm sạch tuyệt đối, bảo toàn tối đa nướu và các mô răng
Nhìn chung, lấy cao răng là kỹ thuật đơn giản, không làm đau hay tổn thương tới răng miệng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng chảy máu, xước nướu thì bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện lấy cao răng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.