Lẹo mắt có tự khỏi không? Hỏi đáp cùng bác sĩ

Lẹo mắt là tình trạng viêm ở mắt có thể bắt gặp ở bất kỳ ai. Mụn lẹo gây đau và khiến người bị lẹo khó tránh khỏi cảm giác khó chịu. Vậy lẹo mắt có tự khỏi không và khi nào thì cần đến thăm khám bác sĩ? Cùng tìm hiểu ngay thông qua những lời giải đáp đến từ bác sĩ trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Lẹo mắt có tự khỏi không? Hỏi đáp cùng bác sĩ

1. Lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt là tình trạng kích ứng khi một tuyến dầu nhỏ ở gần lông mi bị tắc nghẽn. Điều này gây ra tình trạng nhiễm trùng, khiến mắt bị sưng, đỏ và đau nhức. Lẹo mắt rất hiếm khi xuất hiện đồng thời ở cả hai mắt.

Lẹo mắt có tự khỏi không? Hỏi đáp cùng bác sĩ

Lẹo mắt là tình trạng kích ứng khi một tuyến dầu nhỏ ở gần lông mi bị tắc nghẽn

Một số triệu chứng khi bị chắp lẹo mắt có thể kể đến như:

– Xuất hiện cục u (mụn lẹo) trên mí mắt
– Mí mắt đỏ, sưng, đau và sụp xuống
– Mắt tiết nhiều chất nhầy, ngứa, khó chịu
– Cảm giác cộm giống như có dị vật trong mắt

Phần lớn lẹo mắt thường chỉ gây khó chịu nhưng không quá nghiêm trọng.

Nguyên nhân xuất phát gây ra lẹo chủ yếu là do có một loại vi khuẩn tên Staphylocoque xâm nhập. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ vi khuẩn và tụ cầu xâm nhập vào tuyến chân lông mi như:

– Sử dụng mỹ phẩm trang điểm vùng mắt kém chất lượng hoặc đã quá hạn sử dụng
– Dùng chung khăn mặt hoặc vật dụng cá nhân với người khác
– Bị viêm mi mắt mạn tính
– Thường xuyên có thói quen đưa tay lên dụi mắt
– Thực đơn ăn uống không hợp lý với quá nhiều đồ ăn cay, nóng
– …..

2. Lẹo mắt có tự khỏi không?

Thông thường, lẹo mắt có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần khởi phát mà không cần điều trị. Tuy nhiên, lẹo có khả năng lây từ mắt này sang mắt khác và tái phát nhiều lần. Việc điều trị và chăm sóc mắt đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi hơn. Lẹo chỉ mất khoảng 3 đến 4 ngày để vỡ và sau đó tự khỏi.

Một số phương pháp được bác sĩ chỉ định khi điều trị lẹo mắt tại nhà:

– Tránh chạm tay vào khu vực mắt đang bị sưng, đỏ. Điều này có thể làm vi khuẩn lây lan, nhiễm trùng lẹo hoặc gây ra các biến chứng nặng hơn.
– Đeo kính râm kể cả khi ở trong nhà hay ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và ô nhiễm.
– Kiêng sử dụng chất kích thích và thực phẩm tanh
– Có thể dùng thuốc mỡ được chỉ định để bôi lên mí mắt nhằm làm giảm sự khó chịu

Tìm hiểu thêm: Võng mạc tiểu đường là gì? Nguyên nhân và cách chữa

Lẹo mắt có tự khỏi không? Hỏi đáp cùng bác sĩ

Lẹo mắt có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần khởi phát mà không cần điều trị

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm sạch mắt và giảm cảm giác sưng, đau bằng cách:

– B1: Đun sôi một chiếc khăn để đảm bảo khăn sạch và vô trùng
– B2: Rửa sạch tay với xà phòng và nước ấm
– B3: Để khăn nguội đến nhiệt độ ấm phù hợp
– B4: Nhẹ nhàng đặt khăn lên mí mắt và giữ trong khoảng tối đa 15 phút
– B5: Lau nhẹ nhàng và mát xa cho mắt

Nếu sau khoảng 2 tuần mụn lẹo không khỏi, bạn tốt nhất nên đi khám để có phương án điều trị phù hợp. Bên cạnh việc giải quyết mụn lẹo, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và khắc phục để lẹo không trở nên tồi tệ hơn.

3. Hỏi đáp cùng bác sĩ

3.1 Nguyên nhân dẫn đến lẹo mắt là gì?

Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây ra lẹo mắt là do có vi khuẩn hoặc tụ cầu xâm nhập. Điều này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác nhau:

– Thường xuyên sử dụng các loại mỹ phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm mắt
– Không tẩy trang sạch sẽ cho mắt trước khi đi ngủ
– Sử dụng kính áp tròng nhưng vệ sinh không đúng cách
– Thường xuyên để tay bẩn và đưa lên dụi mắt
– Chế độ dinh dưỡng kém khiến mắt bị suy nhược
– Thiếu ngủ
– …..

3.2 Có những dạng lẹo mắt nào?

Bệnh nhân bị lẹo mắt có thể được chia thành các dạng sau:

– Lẹo mắt do nhiễm trùng tuyến nhầy ở bờ mi mắt. Lúc này vị trí của lẹo là ở bên trong mí mắt. Phải lật mí mắt lên mới có thể nhìn thấy được khối lẹo.
– Lẹo mắt do nhiễm trùng nang lông mi. Lẹo lúc này là một nốt đỏ gây sưng đau nằm ở vùng ngoài của bờ mi mắt. Lẹo rắn và có kích thước như hạt đậu.
– Đa lẹo: Tình trạng bị cùng lúc nhiều đầu lẹo ở một hoặc cả hai mí mắt.

3.3 Làm gì để lẹo mắt nhanh khỏi?

Phần lớn lẹo mắt có thể tự khỏi mà không cần phải đến điều trị với bác sĩ. Khi chăm sóc lẹo mắt tại nhà, bạn cần:

– Hạn chế đưa tay lên mắt (đặc biệt là khu vực bị viêm)
– Dùng kính râm để bảo vệ mắt khỏi ô nhiễm và bụi bẩn
– Ăn uống, ngủ nghỉ khoa học để mắt được khỏe mạnh
– Hạn chế ăn đồ cay, nóng và tanh khi bị lẹo
– Đặc biệt: Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây lan

Lẹo mắt có tự khỏi không? Hỏi đáp cùng bác sĩ

>>>>>Xem thêm: Tròng kính cận đổi màu giá bao nhiêu, giải đáp thắc mắc

Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp khác nhau để lẹo nhanh khỏi

3.4 Khi nào nên đến điều trị lẹo với bác sĩ?

Lẹo mắt nếu sau 48h không có dấu hiệu thuyên giảm thì đó là lúc bạn nên đến thăm khám với bác sĩ. Ngoài ra, nếu mụn lẹo không hết sau 2 tuần thì bạn cũng nên đến để bác sĩ tư vấn.

Bên cạnh đó, hãy đi khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

– Mí mắt sưng khiến mắt phải nhắm hẳn lại
– Cảm giác đau nhức kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm
– Thậm chí các triệu chứng có dấu hiệu ngày càng nặng hơn
– Mí mắt nóng
– Vết lẹo chảy mủ hoặc có máu chảy ra
– Mí mắt phồng rộp, có mụn nước
– Sốt, ớn lạnh đi kèm
– Tầm nhìn suy giảm
– Lẹo mắt tái phát nhiều lần

3.5 Làm sao để phòng ngừa lẹo tái phát?

Lẹo mắt rất dễ lây lan và có thể tái lại nhiều lần, gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Để phòng ngừa, bạn có thể chủ động áp dụng các biện pháp sau đây:

– Vệ sinh mắt và vùng da xung quanh mắt hàng ngày
– Rửa tay sạch sẽ và hạn chế chạm vào mắt
– Giặt vỏ gối thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan
– Tẩy trang sạch sẽ lớp trang điểm (đặc biệt là vùng mắt) trước khi đi ngủ
– Không dùng chung đồ dùng cá nhân với những người khác
– Nếu sử dụng kính áp tròng, hãy cố gắng vệ sinh đúng cách
– Đeo kính để bảo vệ mắt khỏi môi trường ô nhiễm và bụi bẩn xung quanh

Như vậy, trên đây là những chia sẻ về bệnh chắp lẹo mắt và đáp án cho câu hỏi “lẹo mắt có tự khỏi không?”. Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm những thông tin thực sự hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *