Lịch siêu âm thai định kỳ chuẩn cho mẹ bầu

Lịch siêu âm thai định kỳ là một trong những vấn đề mẹ bầu cần phải lưu ý thực hiện trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé. Mặc dù vậy, không phải mẹ bầu nào cũng nắm rõ được các mốc thời gian này. Thu Cúc TCI sẽ giúp các mẹ giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Lịch siêu âm thai định kỳ chuẩn cho mẹ bầu

1. Siêu âm thai là gì?

Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhằm hiển thị hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ bằng việc sử dụng sử dụng sóng siêu âm với tần số mà tai bình thường không nghe được.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu phải chịu rất nhiều nguy hiểm. Chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể là nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé. Mỗi giai đoạn thai kỳ, thai nhi sẽ có những sự phát triển cùng các chỉ số tương ứng, mẹ bầu cần phải theo dõi sát sao. Việc siêu âm thai định kỳ theo lịch giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như phát hiện các dấu hiệu bệnh tiềm ẩn của hai mẹ con.

2. Các mốc thời gian siêu âm trong thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý

Để theo dõi sát sao quá trình phát triển của thai nhi, đồng thời ngăn chặn tối đa nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé, mẹ bầu cần thực hiện theo đúng các mốc thời gian như sau:

2.1. Lịch siêu âm thai định kỳ tuần thai thứ 5 – 6: Xác định mang thai

Đây có thể coi là mốc thời gian siêu âm đầu tiên trong quá trình mang thai. Lần siêu âm này vô cùng quan trọng, giúp mẹ xác định xem mình có thực sự mang thai hay không. Lúc này, thai đã vào tử cung và đang hình thành phôi thai và có thể nghe được tim thai.

Tuổi thai sẽ được bác sĩ tính toán dựa vào kỳ kinh cuối mà các mẹ cung cấp. Ngoài ra, mẹ cần cung cấp cho bác sĩ biết về các tiền sử bệnh lý sinh sản và các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Đặc biệt, mẹ càng cần lưu ý thực hiện phương pháp sàng lọc trước sinh sớm nếu từng bị sảy thai nhiều lần hoặc từng có con sinh ra bị dị tật.

Đồng thời, các mẹ cũng cần thực hiện ăn uống theo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ theo lời khuyên của bác sĩ.

2.2. Lịch siêu âm thai định kỳ tuần thai thứ 8: Nghe tim thai

Trong trường hợp mẹ đi siêu âm thai ở tuần thứ 5 – 6 chưa thấy được rõ phôi thai, tim thai thì nên đi siêu âm lần nữa khi thai 8 tuần tuổi. Cũng khá giống với lần siêu âm đầu, lần siêu âm này bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện hơn nhằm xác định tim thai và kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

2.3. Tuần thai thứ 11 – 13: Kiểm tra dị tật thai nhi

Lịch siêu âm thai định kỳ chuẩn cho mẹ bầu

Hình ảnh siêu âm thai kỳ ở tuần thứ 12

Khi thai ở tuần thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày, bác sĩ siêu âm có thể quan sát các dị tật bên ngoài cơ thể thai nhi nếu có. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa sẽ đo tim thai, kiểm tra các chi, cơ hoành của bé.

Để tầm soát dị tật thai nhi sớm, mẹ nên thực hiện thêm xét nghiệm Double test. Xét nghiệm sàng lọc này giúp đo độ mờ da gáy, đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu xác định thai nhi có nguy cơ mắc bệnh thì bác sĩ sẽ khuyến nghị mẹ thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu hơn.

2.4. Tuần thai thứ 16 – 20: Kiểm tra thai nhi

Từ tuần thứ 16 – 20 là thời gian mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Lần siêu âm này giúp mẹ xác định một số bất thường như lượng nước ối và tình hình phát triển của thai nhi. Cũng ở giai đoạn này, việc đo tim thai, tử cung được thực hiện.

Mẹ có thể kết hợp làm xét nghiệm Triple test, phương pháp sử dụng máu của mẹ để kiểm tra rối loạn bẩm sinh của thai nhi. Từ đó giúp bác sĩ dự đoán được nguy cơ xuất hiện các bất thường của thai nhi để có hướng tư vấn tốt nhất cho sản phụ.

2.5. Tuần thai thứ 24 – 28: Theo dõi sát sao tình hình phát triển của thai nhi

Tìm hiểu thêm: Bướu cổ nằm ở đâu?

Lịch siêu âm thai định kỳ chuẩn cho mẹ bầu

Hình ảnh siêu âm thai ở tuần thứ 26

Có thể nói, đây là giai đoạn khá nhạy cảm trong quá trình mẹ mang thai. Mẹ cần phải thực hiện siêu âm trong thời gian này. Nếu phát hiện ra dấu hiệu bất thường của nhau thai, nước ối, cân nặng. tim thai,… bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho mẹ có nên đình chỉ thai kỳ hay không.

2.6. Tuần thai thứ 32 – 36: Kiểm tra ngôi thai

Bước sang giai đoạn này, mẹ đang chuẩn bị cho quá trình vượt cạn của mình. Bác sĩ siêu âm sẽ kiểm tra ngôi thai, kiểm tra tử cung nhằm phát hiện dấu hiệu sinh non (nếu có). Ngoài ra, mẹ nên thực hiện một số xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm máu, nước tiểu thai kỳ nếu cần thiết.

2.7. Tuần thai thứ 36 – 40: Chuẩn bị cho vượt cạn

Ở tuần thứ 36 – 40 của thai kỳ, thay vì siêu âm định kỳ theo tháng như trước đây có thể mẹ sẽ phải thực hiện siêu âm mỗi tuần 1 lần để kiểm tra ngôi thai và sự phát triển của thai nhi. Nếu thai nhi ở vị trí bất thường, gây bất lợi cho mẹ, có thể bác sĩ sẽ chỉ định mổ khẩn cấp nhằm ngăn chặn nguy hiểm xảy đến cho mẹ bầu và thai nhi.

3. Mẹ bầu cần lưu ý gì trước khi siêu âm?

Lịch siêu âm thai định kỳ chuẩn cho mẹ bầu

>>>>>Xem thêm: Sau sinh thường bao lâu thì đặt vòng?

Một số lưu ý cho mẹ bầu trước khi siêu âm

Dưới đây là một số lưu ý dành cho mẹ bầu trước khi siêu âm thai định kỳ:

– Đi siêu âm theo lịch và chỉ dẫn của bác sĩ.

– Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái trước khi đi siêu âm.

– Không nên lạm dụng siêu âm.

– Nên siêu âm sớm hơn, trước tuần thứ 12 của thai kỳ nếu mẹ có tiền sử sảy thai, điều trị vô sinh hay gặp dấu hiệu bất thường.

– Lựa chọn bệnh viện, cơ sở siêu âm thai uy tín.

Tại Thu Cúc TCI, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm là những người trực tiếp siêu âm. Mọi chỉ số liên quan đều được bác sĩ phân tích chi tiết để bố mẹ có thể nắm được tình trạng phát triển của con. Ngoài ra, hồ sơ khám thai của mẹ bầu đều được lưu trên hệ thống của bệnh viện, mẹ sẽ được nhắc lịch khám và lựa chọn cơ sở khám thai thuận tiện nhất thuộc hệ thống bệnh viện Thu Cúc khi đăng ký các gói thai sản.

Hy vọng bài viết trên của Thu Cúc TCI đã giúp mẹ bầu nắm được các mốc thời gian siêu âm thai định kỳ và tuân thủ thực hiện để tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn, nhắc lịch khám và đăng ký gói thai sản trọn gói một cách nhanh nhất nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *