Ung thư cổ tử cung hiện nay là một trong những vấn đề “nhức nhối” đối với nữ giới ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, đối với những nhóm tuổi khác nhau, việc tầm soát và điều trị lại khác biệt. Hãy cùng tìm hiểu lịch tầm soát ung thư cổ tử cung phù hợp cho từng nhóm tuổi nhé!
Bạn đang đọc: Lịch tầm soát ung thư cổ tử cung theo từng độ tuổi
1. Những thông tin cần biết về tầm soát ung thư cổ tử cung
1.1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phát triển ở các tế bào lót của cổ tử cung (phần dưới của tử cung, nối tử cung với âm đạo). Ung thư xuất hiện khi các tế bào lót ở cổ tử cung phát triển mất kiểm soát và xâm lấn vào khu vực của các tế bào thường, tạo thành khối u trong cổ tử cung.
Hầu hết 90-100% các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV – một loại virus lây truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục, virus sẽ xâm nhập vào tế bào và có thể khiến các tế bào biến đổi. Các chủng HPV “có nguy cơ cao” có khả năng gây ung thư cổ tử cung. Nhiễm virus HPV thường không gây ra triệu chứng, chính vì vậy, hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều tự khỏi. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt, HPV không biến mất. Trường hợp người bệnh nhiễm phải chủng HPV có nguy cơ cao tồn tại trong một khoảng thời gian dài, nó có thể gây ra những biến đổi nghiêm trọng trong các tế bào cổ tử cung và những thay đổi này có nhiều khả năng dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Các giai đoạn của căn bệnh ung thư cổ tử cung
1.2. Tầm soát ung thư cổ tử cung diễn ra như thế nào?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là các kỹ thuật y khoa như khám phụ khoa, nội soi cổ tử cung , phết tế bào âm đạo (còn gọi là Pap smear) để phát hiện sớm các tế bào phát triển bất thường ở cổ tử cung và xét nghiệm HPV. Từ đó, người bệnh sẽ được các bác sĩ theo dõi, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để giảm thiểu tối đa những nguy cơ xấu và gia tăng tỷ lệ sống sót cho người bệnh. Chính vì vậy, đến một độ tuổi nhất định, phụ nữ nên tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường cũng như điều trị và đưa ra pháp đồ điều trị kịp thời.
2. Tại sao phụ nữ cần tầm soát ung thư cổ tử cung sớm
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm và phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên, đa số những trường hợp mắc phải ung thư cổ tử cung đều đã ở giai đoạn cuối và rất khó để điều trị. Chính vì vậy, việc tầm soát ung thư cổ tử cung giúp cho bệnh nhân sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Thông thường, khi tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường sẽ phải mất từ 3 đến 7 năm để phát triển thành tế bào ung thư. Do đó, xét nghiệm tầm soát có thể phát hiện sớm sự biến đổi này trước khi nó trở thành các tế bào ung thư. Những bệnh nhân có tế bào cổ tử cung biến đổi nhẹ có thể được theo dõi và điều trị kịp thời cho đến khi các tế bào trở về bình thường. Trường hợp biến đổi nặng sẽ được điều trị cắt bỏ vùng tổn thương, tránh việc các tế bào ung thư xâm lấn sang các bộ phận khác.
3. Lịch tầm soát ung thư cổ tử cung cho từng nhóm độ tuổi
3.1. Tầm soát ung thư cổ tử cung cho nhóm tuổi từ 21 đến 30
Việc tầm soát ung thư cổ tử cung dành cho phụ nữ từ 21 tuổi trở lên, đặc biệt với những người đã từng quan hệ tình dục, bởi vì từ độ tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Đối với phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi, khi tầm soát ung thư cổ tử cung, nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap smear hoặc Thin Prep với tần suất 3 năm/ lần. Tuy nhiên cần lưu ý xét nghiệm HPV không được khuyến cáo ở độ tuổi này.
3.2.Tầm soát ung thư cổ tử cung cho nhóm tuổi từ 30 đến 65
Tỷ lệ mắc phải ung thư cổ tử cung ngày càng cao hơn khi nữ giới bước vào độ tuổi trung niên (từ 30 đến 65 tuổi), tỷ lệ mắc phải đặc biệt cáo trong độ tuổi từ 35 đến 44 tuổi. Đối với phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi, khi tầm soát ung thư cổ tử cung, nên thực hiện đồng thời cả 2 xét nghiệm HPV và Pap test/ Thin prep với tần suất 5 năm/ lần nếu kết quả HPV âm tính. Và kết hợp thực hiện HPV và Thin prep hoặc Pap Smear hàng năm nếu kết quả HPV dương tính. Tuy nhiên, việc thực hiện tầm soát bằng phương pháp nào hay tần suất ra sao, người bệnh nên dựa vào sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo hiệu quả nhất.
Tìm hiểu thêm: Mổ thai ngoài tử cung – tất tần tật những thông tin
Phương pháp xét nghiệm Pap Smear
3.3.Tầm soát ung thư cổ tử cung cho nhóm tuổi trên 65
Phụ nữ có thể ngưng tầm soát ung thư cổ tử cung sau 65 tuổi khi không có tiền sử tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường ở các mức độ (trung bình/cao/ác tính) trong các lần tầm soát trước và có 3 lần liên tiếp kết quả Pap test bình thường/ HPV âm tính liên tiếp trong vòng 10 năm, trong đó kết quả gần nhất nên được thực hiện trong vòng 5 năm.
4. Một số lưu ý quan trọng trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung
Trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung, có một số lưu ý người bệnh cần quan tâm:
– Người bệnh không được sử dụng kem/ gel bôi trơn âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi khám.
– Không thực hiện tầm soát trong những ngày kinh nguyệt vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu thu thập được và thời điểm phù hợp nhất để thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung là khoảng 10 đến 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
– Không làm xét nghiệm trong vòng 24 đến 28 giờ sau khi quan hệ tình dục.
– Không thụt rửa âm đạo, tác động đến vùng âm đạo trong vòng 2 đến 3 ngày trước khi thực hiện tầm soát ung thư.
– Cần thông báo ngay với bác sĩ chỉ định xét nghiệm nếu trong những trường hợp đặc biệt như đang đặt thuốc hoặc đang trong quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
– Trong một số ít trường hợp, kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể xảy ra dương tính giả hoặc âm tính giả. Nếu kết quả dương tính, chị em cần bình tĩnh và tham khảo chỉ định của bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu nhằm chẩn đoán chính xác nguy cơ cũng như mức độ ung thư cổ tử cung.
>>>>>Xem thêm: Khám thai ở tuần 12: Tầm quan trọng và các xét nghiệm cần thiết
Hãy hỏi trực tiếp bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc vấn đề liên quan để đảm bảo kết quả thăm khám chính xác nhất
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ. Mặc dù đã có vaccine phòng chống ung thư cổ tử cung nhưng giải pháp hiệu quả nhất vẫn là khám sức khỏe định kỳ và đặt lịch tầm soát ung thư cổ tử cung với tần suất dựa theo từng độ tuổi mà bài viết đã nêu.
Hiện nay, tại địa bàn Hà Nội đã có rất nhiều bệnh viện cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung thích hợp với tùy loại nhu cầu của khách hàng. Nếu chị em vẫn đang còn phân vân, chúng tôi xin phép gợi ý địa chỉ khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Với việc tầm soát ung thư cổ tử cung, Thu Cúc TCI xây dựng các gói khám được thiết kế khoa học. Đặc biệt, hệ thống máy móc kiểm tra của Thu Cúc TCI vô cùng hiện đại, độ chính xác cao và đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ung bướu, nên chị em có thể an tâm khi thăm khám tại đây.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.