Có thể nói tiêm phòng vắc xin là biện pháp để phòng nguy cơ mắc những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm một cách hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí. Để bảo vệ tính mạng, cũng như sự phát triển về thể chất, trí tuệ cho trẻ của trẻ, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp lịch tiêm ngừa cho bé từ sơ sinh đến 1 tuổi để các phụ huynh cùng tham khảo.
Bạn đang đọc: Lịch tiêm ngừa cho bé từ sơ sinh đến 1 tuổi
1. Lịch tiêm ngừa cho bé từ sơ sinh đến 1 tuổi cha mẹ cần nhớ
1.1 Lịch tiêm ngừa cho bé sơ sinh
Trẻ sơ sinh là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt. Do hệ miễn dịch còn non nớt nên trẻ có thể nhiễm những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không may mắc bệnh, mức độ của bệnh cũng rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Việc chích ngừa cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết và quan trọng.
Có 2 loại vắc xin cần phải tiêm đầy đủ cho trẻ sơ sinh (từ khi sinh ra cho đến trước 1 tháng) đó là:
– Vắc xin viêm gan B: Hiện nay, vắc xin viêm gan B thường được tiêm trong vòng 24 giờ đầu khi trẻ sinh ra ở ngay bệnh viện sản, các phòng hộ sinh,… Nếu vì một điều kiện khách quan mà bạn không thể tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn lịch tiêm bù mới nhất.
Trẻ sơ sinh cần tiêm mũi lao sớm nhất có thể để phòng bệnh từ sớm.
– Vắc xin phòng bệnh lao cũng là loại vắc xin cần tiêm đầy đủ cho trẻ sơ sinh. Bệnh lao trong quá khứ đã gây nên rất nhiều thiệt hại cho nhân loại trên toàn thế giới, cướp đi hàng triệu tính mạng. Từ khi vắc xin lao được phát minh, bệnh lao dường như đã không còn là mối đe dọa. Để làm được điều đó, đòi hỏi cộng đồng nói chung và các bậc cha mẹ nói riêng phải có nhận thức và thực hiện đúng việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh. Lịch tiêm ngừa cho bé sơ sinh mũi lao là trong vòng 1 tháng sau khi sinh. Hiên vắc xin này cũng đang được cung cấp miễn phí cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
1.2 Lịch tiêm ngừa cho bé từ 1 tháng tuổi đến 1 tuổi
Trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi sẽ có những mũi cần tiêm như sau:
– Vắc xin Rota (đường uống) phòng viêm dạ dày ruột do rotavirus; Sẽ được uống khi trẻ được 6 tuần tuổi. Trong đó, Rotarix (Bỉ) hoặc Rotavin (Việt Nam) cần uống 2 liều cách nhau 4 tuần và cần hoàn thành trước 6 tháng tuổi. Vắc xin Rotateq (Mỹ) cần uống 3 liều, các liều cách nhau 4 tuần và hoàn thành trước 32 tuần tuổi.
– Vắc xin phế cầu: Có thể dùng vắc xin Synflorix (10 chủng của Bỉ) hoặc Prevenar 13 (13 chủng). Trẻ cần tiêm 3 mũi, các mũi cách nhau ít nhất 4 tuần. Nhắc lại mũi thứ 4 sau mũi 3 06 tháng. Nếu trẻ tiêm muộn hơn 6 tháng hoặc 12 tháng sẽ có phác đồ riêng.
– Vắc xin 6 trong 1 phòng bệnh Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Bạch hầu, Hib, viêm gan B. Có thể tiêm vắc xin Hexaxim (của Pháp) hoặc Infanrix Hexa (của bỉ). Lịch tiêm 3 mũi, các mũi cách nhau 1 tháng và tiêm mũi nhắc lại sau mũi 3 12 tháng.
– Vắc xin Cúm: Lần đầu tiên trẻ tiêm cúm cần tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần và hàng năm nhắc lại 1 tuần.
– Vắc xin viêm não mô cầu BC. Tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 2 tháng.
– Vắc xin Sởi, quai bị, rubella: Tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi. Có thể tiêm mũi sởi đơn lúc 9 tháng và tiêm mũi 2 bằng vắc xin kết hợp cách mũi 1 3 đến 6 tháng.
Tìm hiểu thêm: Hoàn toàn có thể tiêm 6 trong 1 và phế cầu cùng lúc!
Trẻ em giai đoạn dưới 1 tuổi cần tiêm rất nhiều mũi vắc xin.
– Mũi vắc xin viêm não Nhật Bản cần được tiêm lúc 9 tháng tuổi đối với vắc xin Imojev và đủ 12 tháng thì tiêm vắc xin Jevax hoặc Jeev của Ấn Độ.
– Vắc xin thủy đậu: Vắc xin Varilrix được tiêm khi 9 tháng mũi 1 và mũi 2 cách mũi 1 từ 03 đến 06 tháng. Với vắc xin Varivax thì cần tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi và nhắc lại sau 4 năm.
– Vắc xin viêm não mô cầu AC cũng cần được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi mũi 1 va sau đó tiêm mũi 2 sau 3 tháng nữa.
– Vắc xin viêm gan A được tiêm khi trẻ được 1 tuổi và tiêm 2 mũi cách nhau 6 tháng.
2. Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng
Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, cha mẹ cần ghi nhớ những điểm sau để mang đến hiệu quả tiêm chủng tối ưu:
– 100% trẻ khi đến tiêm chủng cần phải khám sàng lọc trước tiêm. Phụ huynh có trách nhiệm phải thông báo đầy đủ những thông tin liên quan đến tình hình sức khỏe chung cũng như tình hình những lần tiêm chủng trước đây cho bác sĩ. Cụ thể như: tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng thuốc hoặc các loại thức ăn, lịch sử dùng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống dị ứng trong thời gian gần đây,…. Song song với việc khai báo để khám sàng lọc cho trẻ, cha mẹ cũng cần lưu trữ những loại sổ sách liên quan đến tiêm chủng sau mỗi lần đi tiêm của trẻ để làm cơ sở theo dõi lịch sử tiêm.
– Tuân thủ nguyên tắc ở lại phòng tiêm 30 phút để được theo dõi các phản ứng sau tiêm. Sau đó khi về nhà cần theo dõi trẻ thêm 48 tiếng nữa để đảm bảo trẻ không gặp bất kỳ vấn đề bất thường gì về sức khỏe.
– Thực hiện đúng những căn dặn của bác sĩ khi chăm sóc sau tiêm chủng cho trẻ như: không chườm đắp những thứ như khoai tây, lòng trắng trứng,… lên vết tiêm của trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì cho trẻ uống hạ sốt theo như chỉ định của bác sĩ kê. Nếu trẻ chỉ sốt nhẹ chưa đến 38,5 độ thì thực hiện chườm ấm cho trẻ để hạ sốt.
– Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau tiêm ở trẻ như: sốt cao trên 39 độ, quấy khóc, co giật, nôn trớ nhiều, khó thở, tím tái, bỏ ăn,… thì cần liên hệ cho bác sĩ để được tư vấn hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.
>>>>>Xem thêm: Tiêm ngừa vaccine sớm để phòng 4 bệnh lý nguy hiểm
Để trẻ tại phòng tiêm 30 phút để theo dõi sau tiêm chủng.
3. Nên cho trẻ đi tiêm chủng ở đâu?
Tìm được một địa chỉ tin cậy để tiêm chủng là mối bận tâm của không ít bậc cha mẹ. Nếu đăng ký tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, cha mẹ sẽ không còn lo lắng đó nữa vì:
– Phòng tiêm chủng TCI cung cấp cho bạn những mũi tiêm rất đa dạng dành cho mọi độ tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến trẻ trước 6 tuổi và thanh thiếu niên. Những vắc xin tại đây đều được nhập khẩu từ những thương hiệu nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới.
– Cha mẹ có thể đăng ký đặt trước vắc xin với những chương trình chính sách ưu đãi giá hấp dẫn nhằm tiết kiệm chi phí cho cha mẹ.
– Đội ngũ bác sĩ thăm khám và nhân viên y tế được đào tạo bài bản, có kiến thức về tiêm chủng.
– Phòng tiêm ngay trong khuôn viên của phòng khám đa khoa nên rất thuận tiện cho việc thăm khám, cấp cứu nếu không may xảy ra tình trạng bất thường sốc phản vệ sau tiêm.
– Phòng tiêm có hệ thống tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng, được nhập khẩu từ nước ngoài để đảm bảo việc bảo quản vắc xin đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
– Khách hàng sẽ được nhắc lịch tiêm miễn phí thông qua phần mềm tự động nhắc lịch nên không sợ nhỡ lịch tiêm của trẻ.
Trên đây là lịch tiêm ngừa cho bé từ sơ sinh cho đến 1 tuổi. Đây là giai đoạn mà trẻ cần tiêm nhiều mũi nhất nên cha mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm nhằm đưa trẻ đi tiêm đúng thời điểm, không bị nhỡ lịch của bất kỳ mũi tiêm nào.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.