Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần nắm rõ!

Viêm gan B là căn bệnh gây ra những tổn thương ở tế bào gan, để lại nhiều hậu quả cho người bệnh như xơ gan, ung thư gan hoặc viêm gan mãn tính. Đây là một trong những căn bệnh có tỷ lệ người mắc cao tại Việt Nam. Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh để con được chủng ngừa đúng thời điểm vàng đáp ứng vắc xin.

Bạn đang đọc: Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần nắm rõ!

1. Vì sao nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh?

– Mỗi năm trên thế giới ước tính có ít nhất 1 triệu người tử vong bởi các bệnh liên quan đến gan. Có tới 1/3 dân số thế giới bị lây nhiễm virus viêm gan B, trong đó khoảng 350 – 400 triệu người bị gan mạn tính.

– Viêm gan B là một trong những căn bệnh phổ biến nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ người nhiễm bệnh từ 10 – 20%, trong đó chủ yếu là phụ nữ đang mang thai (10 – 16%) và trẻ nhỏ (2-6%).

Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần nắm rõ!

Viêm gan B để lại nhiều hậu quả cho người bệnh như xơ gan, ung thư gan hoặc viêm gan mãn tính, ảnh hưởng sức khỏe và đe dọa đến tính mạng của người mắc bệnh

– Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con nên việc tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ đầu sau sinh giúp ngăn ngừa cơ hội virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con.

– Virus viêm gan B cũng lây nhiễm từ dịch hoặc máu của người nhiễm bệnh. Trong khi đó, trẻ con rất hiếu động, thường hay chạy nhảy chơi đùa, dễ bị ngã hoặc có các vết xước, vết chảy máu, đây là cơ hội để virus viêm gan B dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Vậy nên tiêm vắc xin sẽ ngăn ngừa khả năng trẻ bị phơi nhiễm với virus gây bệnh trong tương lai.

– Hơn nữa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

– Hiện nay, nền y học cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm gan B. Vì thế tiêm phòng vắc xin viêm gan B là cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả trọn đời cho trẻ sơ sinh.

Tiêm vắc xin càng sớm thì hiệu quả phòng bệnh viêm gan B sẽ càng cao, khả năng vắc xin có thể ngừa bệnh nếu tiêm trong vòng 24 giờ đầu lên tới 80-95%.

Vắc xin viêm gan B không chỉ giúp ngăn ngừa virus gây bệnh viêm gan B mà còn loại bỏ những biến chứng nặng nề như xơ gan hay ung thư gan. Cha mẹ nên cho con chủng ngừa trong thời điểm vàng đáp ứng vắc xin.

2. Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh có an toàn không?

Cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt, liệu có thể chịu được sự phản ứng của vắc xin viêm gan B khi đi vào cơ thể trẻ không? Đây là điều mà nhiều bậc phụ huynh lo lắng cũng như phân vân lựa chọn thời điểm chủng ngừa cho con.

Tuy nhiên, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, bởi việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị. Hơn nữa, viêc  tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh sẽ giúp mang lại hiệu quả miễn dịch rất lớn. Không chỉ có Việt Nam mà trên thế giới đã có 81 quốc gia khác cũng đang áp dụng tiêm lịch tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh cho trẻ, trong đó bao gồm cả các nước phát triển như Mỹ, Canada,…

3. Lịch tiêm ngừa vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Mũi tiêm viêm gan B có liều lượng là 0,5 ml/liều và được chỉ định tiêm cho trẻ theo đường tiêm bắp. Tiêm 1 mũi vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu, ngay sau khi trẻ chào đời.

Lưu ý, vắc xin được sử dụng tiêm liều sơ sinh là vắc xin viêm gan B đơn giá và có thể tiêm mũi viêm gan B cùng vắc xin phòng bệnh lao BCG nhưng phải tiêm ở 2 vị trí khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Những đối tượng không nên tiêm phòng bệnh lao

Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần nắm rõ!

Bộ Y tế khuyến nghị lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh là tiêm 1 mũi trong vòng 24 giờ đầu tiên ngay sau khi trẻ chào đời

Ở Việt Nam, khoảng 10%-16% phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B mãn tính. Tổ chức Y tế thế giới đã xác nhận rằng viêm gan B có thể được kiểm soát hiệu quả thông qua tiêm chủng vắc xin viêm gan B. WHO khuyến cáo rằng gia đình nên cho trẻ sơ sinh tiêm liều vắc xin viêm gan B đầu tiên sớm nhất có thể sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu tiên). Việc tiêm vắc xin càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng ngăn chặn 85-90% trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.

4. Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh

4.1. Các trường hợp trẻ không đủ điều kiện tiêm vắc xin

– Trẻ bị dị tật bẩm sinh

– Trẻ bị ốm, sốt

– Trẻ sinh non hoặc cân nặng thấp

– Trẻ bị ảnh hưởng sức khỏe trong quá trình sinh ra như: bị ngạt nước ối, mẹ đẻ khó,… cần được sự giám sát và cho phép của bác sĩ chuyên môn trước khi tiêm ngừa viêm gan B.

4.2. Trường hợp trẻ đạt đủ điều kiện tiêm vắc xin

Trẻ cần đạt các điều kiện sau để có thể được tiêm vắc xin sau 24 giờ đầu sau sinh:

– Nhịp thở của trẻ ổn định.

– Trẻ bú tốt.

– Da khỏe mạnh, hồng hào và không xuất hiện dấu hiệu bất thường.

4.3. Một số phản ứng bất thường trẻ có thể gặp sau tiêm

Tùy theo cơ địa mà trẻ sau tiêm vắc xin viêm gan B có thể xảy ra một số phản ứng như:

– Vết tiêm tấy đỏ, có thể gây đau khiến trẻ quấy khóc.

– Trẻ có thể sốt nhẹ.

– Có thể xảy ra sốc phản vệ sau tiêm nhưng trường hợp này là rất hiếm với tỷ lệ 1/1.000.000 ca.

Do đó, bố mẹ có thể cho con tiêm ngừa trong vòng 24 giờ đầu sau sinh mà không cần quá lo lắng về các tác dụng phụ của vắc xin.

Trẻ được tiêm ngừa viêm gan B an toàn, hiệu quả, theo quy trình tiêm chủng "vàng" của Bộ Y tế tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI

>>>>>Xem thêm: Hiểu rõ về vắc xin tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 ComBE Five

Trẻ được tiêm ngừa viêm gan B an toàn, hiệu quả, theo quy trình tiêm chủng “vàng” của Bộ Y tế tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ về chủ đề lịch tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần nắm rõ để đảm bảo con được chủng ngừa đầy đủ và hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết về vắc xin viêm gan B cũng như phác đồ tiêm chủng phù hợp cho con, liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, ba mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *