Liệt dây thần kinh số 7 phải làm sao?

Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng một bên mặt, không thể cử động bình thường và gần như mất cảm giác. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ, khó khăn trong vận động cơ miệng. Vậy liệt dây thần kinh số 7 phải làm sao?

Bạn đang đọc: Liệt dây thần kinh số 7 phải làm sao?

1. Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh số 7 thường do một số nguyên nhân sau đây gây ra:

1.1 Liệt dây thần kinh số 7 do nhiễm lạnh đột ngột

Đoạn dây thần kinh số 7 nằm trong ống xương đá, vốn dĩ đã bị lạnh (do không có cơ che phủ dây thần kinh), do đó khi gặp gió lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt từ bên ngoài khiến cho nó bị nhiễm lạnh đột ngột, mạch máu bị co thắt lại, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh sẽ bị phù lên, bị chèn ép và dẫn đến liệt. Đây là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng liệt dây thần kinh số 7 khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế hiện nay, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh.

Liệt dây thần kinh số 7 phải làm sao?

Lạnh đột ngột vùng mặt có thể gây liệt dây thần kinh số 7.

1.2 Do nhiễm virus cúm

Khi nhiễm độc tố của virus cảm cúm ảnh hưởng đến dẫn truyền của dây thần kinh số 7, dễ dẫn đến bị sưng phù và bị liệt.

1.3 Liệt dây thần kinh số 7 do bị Zona hạch gối

Khi bị Zona hạch gối dẫn đến tổn thương Zona dạng mụn nước vùng tai, gây liệt mặt ngoại vi, giảm cảm giác cơ mặt, mất vị giác 2/3 trước lưỡi, tê lưỡi, ù tai, nghe kém…

1.4 Do bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật

Chấn thương hoặc sau phẫu thuật vùng tai, viêm tai, khối u trong xương đá, u tuyến mang tai, vùng hàm mặt rất dễ dẫn đến bị liệt dây thần kinh số 7, gây khô mắt, mắt nhắm không kín hoặc chảy nước mắt, ù tai nghe vang đau nhức đầu, giảm tiết nước bọt hoặc chảy nước dãi.

1.5 Do bị các bệnh ở nền sọ, vòm họng

u vòm họng, u dây thần kinh số 7. Tụ máu nền sọ, dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt.

1.6 Do mắc các bệnh lý về mạch máu

Viêm quanh động mạch, đái tháo đường… gây liệt dây thần kinh số 7.

2. Triệu chứng dây thần kinh số 7 bị liệt

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên với biểu hiện mất hoặc giảm vận động những cơ ở mặt, kèm theo các rối loạn: cảm giác, phản xạ, vận mạch và bài tiết tuyến lệ, tuyến nước bọt.

– Bệnh thường xảy ra đột ngột, khiến mặt mất cân đối, miệng và nhân trung bị kéo về bên lành, khó nói, khó nhai nuốt.

– Đặc biệt mắt bên liệt không nhắm kín do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng. Ngoài ra còn một số triệu chứng khác ít gặp hơn như cảm giác tê một bên mặt, mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc sau bữa ăn.

Tìm hiểu thêm: Liệt dây 7 ngoại vi: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

Liệt dây thần kinh số 7 phải làm sao?

3. Liệt dây thần kinh số 7 nguy hiểm như thế nào?

Liệt dây thần kinh số 7 là căn bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh thường gây mất hoặc giảm vận động cơ mặt kèm theo những rối loạn về cảm giác, phản xạ, bài tiết tuyến lệ và tuyến nước bọt…. khiến người bệnh vô cùng khổ sở.

4. Liệt dây thần kinh số 7 phải làm sao?

Khi có triệu chứng liệt dây thần kinh số 7, người bệnh nên đến cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được thăm khám, chẩn đoán đúng và tư vấn điều trị đúng cách.

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể điều trị nội khoa hoặc kết hợp với hỗ trợ điều trị châm cứu để đạt được hiệu quả nhanh chóng. Với hỗ trợ điều trị nội khoa, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, vitamin nhóm B phối hợp với xoa bóp cơ mặt hàng ngày.

Với hỗ trợ điều trị châm cứu, các phương pháp điện châm, điện xung, chạy đèn hồng ngoại hay massage mặt… giúp người bệnh phục hồi chức năng hiệu quả.

5. Liệt dây thần kinh số 7 có chữa được không?

Nếu được phát hiện kịp thời và hỗ trợ điều trị hiệu quả , khoảng 80% tổng số bệnh nhân có thể khỏi sau 1-3 tháng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không hỗ trợ điều trị sớm hoặc chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sai có thể dẫn đến các biến chứng hay di chứng như viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt hay co cứng một nửa mặt…

6. Khám và điều trị liệt dây thần kinh số 7 tại Thu Cúc TCI

Liệt dây thần kinh số 7 phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Cách chữa mất ngủ tại nhà không dùng thuốc 

Khám và điều trị liệt dây thần kinh số 7 hiệu quả tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.

Khám và hỗ trợ điều trị liệt dây thần kinh số 7 tại bệnh viện Thu Cúc, người bệnh sẽ được:

– Bác sĩ giỏi trực tiếp thăm khám, chỉ định những xét nghiệm, kiểm tra cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng liệt dây thần kinh số 7, nguyên nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ hỗ trợ điều trị riêng, lưu ý chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp.

– Trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên triệu chứng hỗ trợ theo dõi hỗ trợ điều trị hiệu quả.

– Chi phí hợp lý có thanh toán bảo hiểm theo quy định

– Đặt hẹn khám nhanh chóng, hạn chế tối đa thời gian chờ đợi.

7. Ý kiến người bệnh

“Một lần khi đi ra ngoài và buổi sáng sớm tôi bị trúng gió bị méo miệng. Đến bệnh viện Thu Cúc thăm khám bác sĩ cho biết tôi bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi và hướng dẫn cách hỗ trợ điều trị, cách massage và thuốc uống cũng như những vận động khác để hồi phục bệnh. Sau hơn 1 tháng hỗ trợ điều trị, bệnh của tôi thuyên giảm rất nhiều, miệng gần như trở lại bình thường hiện giờ tôi vẫn đang theo dõi tại viện.” – Nguyễn Thị Ngân, 38 tuổi, Hà Nội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *