Liệt dây thanh quản có chữa được không?

Dây thanh quản thực hiện khá nhiều chức năng quan trọng, trong đó có tạo ra âm thanh và bảo vệ đường thở. Khi bị liệt dây thanh quản, khả năng nói và thở của người bệnh bị ảnh hưởng rất lớn. Vậy liệt dây thanh quản có chữa được không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời chính xác nhé.

Bạn đang đọc: Liệt dây thanh quản có chữa được không?

1. Liệt dây thanh quản là bệnh gì?

Bình thường, liệt dây thanh xảy ra khi các xung thần kinh đến thanh quản bị làm gián đoạn. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng khả năng nói, thở và thanh quản bị giảm khả năng ngăn chặn thức ăn, đồ uống, thậm chí là nước bọt xâm nhập vào khí quản.

Liệt dây thanh quản có chữa được không?

Liệt dây thanh ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng nói của người bệnh

2. Dấu hiệu liệt dây thanh quản

Khi bị bệnh lý này, các triệu chứng đặc trưng có thể kể đến như:

– Giọng nói bị thay đổi.

– Tiếng bị khàn.

– Khi thở bị khò khè.

– Khi ăn uống hay thậm chí nuốt nước bọt có thể bị nghẹn hoặc ho.

– Thường xuyên có bị ngừng thở khi nói.

– Không thể nói to.

– Không có phản xạ nôn.

– Khi ho thường yếu.

– Nhiều khi phải hắng giọng.

Nếu gặp những triệu chứng của liệt dây thanh, khàn giọng không rõ lí do trên 2 tuần, giọng nói thay đổi không rõ nguyên nhân thì cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt. Khi đến khám, bác sĩ sẽ hỏi kỹ về các triệu chứng liệt dây thanh, sự bất thường về giọng nói, thực hiện nội soi thanh quản, điện cơ thanh quản, xét nghiệm máu và các xét nghiệm hình ảnh để đưa ra kết luận chính xác bạn có phải bị liệt dây thanh không và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

3. Nguyên nhân dây thanh quản bị liệt

3.1 Chấn thương dây thanh quản trong quá trình phẫu thuật

Khi thực hiện một số loại phẫu thuật liên quan đến cổ hoặc ngực thường gây tổn thương cho dây thanh quản. Các phẫu thuật có nguy cơ sẽ gây tổn thương cho thanh quản có thể kể đến như: phẫu thuật tuyến giáp, tuyến cận giáp, cổ họng và phần ngực trên.

3.2 Chấn thương ở cổ hoặc ngực

Theo bác sĩ, chấn thương ở phần cổ hoặc ngực cũng có nguy cơ gây tổn thương đến vùng dây thần kinh thanh quản hoặc thanh quản.

3.3 Đột quỵ

Đột quỵ có thể khiến cản trở dòng máu đến não, chính vì vậy sẽ khiến tổn thương những khu vực não sẽ truyền tín hiệu đến thanh quản.

3.4 Khối u

Các khối u, dù là khối u lành tính hay ác tính sẽ phát triển ở trên hoặc xung quanh cơ, phần dây chằng và dây thần kinh kiểm soát thanh quản, khiến cho bộ phận này bị tổn thương.

3.5 Nhiễm trùng

Một số loại bệnh nhiễm trùng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến dây thanh quản như Lyme, Epstein-Barr, Herpes…..Những bệnh lý này sẽ khiến dây thần kinh thanh quản bị viêm và tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra một số bệnh về thần kinh cũng tăng nguy cơ bị liệt dây thanh như đa xơ cứng, bệnh Parkinson….

4. Phương pháp điều trị liệt dây thanh

Nếu không thực hiện các phương pháp điều trị kịp thời khi bị liệt dây thanh quản, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là các bệnh lý về đường hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng. Một số bệnh nhân liệt thanh quản dẫn đến tình trạng nghẹt thở do đồ ăn, thức uống di chuyển sang đường thở, tác nhân gây nên viêm phổi, áp xe phổi trầm trọng.

Để điều trị hiệu quả bệnh lý này, bác sĩ sẽ phụ thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị có thể là âm ngữ trị liệu, tiêm thanh quản, phẫu thuật hoặc kết hợp các phương pháp với nhau.

4.1. Âm ngữ trị liệu

Đây là phương pháp thực hiện với các bài tập tăng cường hoạt động của dây thanh âm, giúp kiểm soát hơi thở khi nói cũng như ngăn chặn những tình trạng căng bất thường của các cơ khác xung quanh dây thanh và cũng giúp bảo vệ đường thở khi nuốt.

4.2. Phẫu thuật

Tìm hiểu thêm: TVTT: Bệnh viêm mũi, viêm xoang

Liệt dây thanh quản có chữa được không?

Phẫu thuật là một trong các phương pháp điều trị liệt dây thanh.

Nếu liệt dây thanh nhưng không hồi phục được hoàn toàn, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để giúp cải thiện khả năng nói. Một số phẫu thuật được dùng có thể kể đến như:

– Tiêm thanh quản: Khi bị liệt, dây thanh âm sẽ mỏng và yếu. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một số chất như mỡ cơ thể, collagen vào để giúp điều trị tạm thời hoặc vĩnh viễn.

– Cắt bỏ khối u: Nếu nguyên nhân gây bệnh được xác định là khối u.

– Phẫu thuật qua đường ngoài dây thanh quản: Phương pháp này giúp cố định sụn phễu hoặc thực hiện cắt bỏ sụn phễu và cố định phần dây thanh.

– Phẫu thuật qua đường nội thanh quản.

5. Lý do khách hàng tin chọn điều trị liệt dây thanh tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc?

Liệt dây thanh quản có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm do viêm xoang

Chuyên khoa Tai mũi họng – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã điều trị liệt dây thanh cho nhiều bệnh nhân thành công tốt đẹp.

Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là nơi nhận được sự tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân khi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, nổi tiếng với những ca phẫu thuật nhanh, an toàn và tính thẩm mĩ cao.

Hàng ngàn ca phẫu thuật liên quan đến dây thanh quản như: u thanh quản, polyp thanh quản, liệt dây thanh quản,… đã được thực hiện thành công tại đây. Bên cạnh đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và y đức, hệ thống trang thiết bị tối tân, được nhập khẩu từ các nước y khoa tiến bộ trên thế giới như Đức, Mỹ, Hàn Quốc,… giúp chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, không gian bệnh viện rộng lớn, tiện nghi, phòng lưu viện hiện đại, cung cấp đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bệnh nhân và đội ngũ điều dưỡng phục vụ 24/7 sẽ tạo điều kiện thoải mái nhất cho bệnh nhân trong suốt quá trình lưu viện. Khách hàng còn được thanh toán nhanh các loại bảo hiểm như bảo hiểm y tế, bảo lãnh, giúp tiết kiệm tối đa chi phí.

Liệt dây thanh quản có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Do đó, cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để đảm bảo kết quả điều trị. Thêm vào đó, thể trạng bệnh nhân cũng như mức độ bệnh sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *