Liệt mặt trung ương là tình trạng mất vận động cơ mặt xảy ra do bất thường ở dây thần kinh trung ương. Cùng tìm hiểu triệu chứng và những ảnh hưởng của loại liệt mặt này qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Liệt mặt trung ương: Nguyên nhân và triệu chứng
1. Liệt mặt trung ương là gì?
Liệt mặt nói chung là tình trạng mất khả năng vận động cơ mặt. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như tổn thương não, đột quỵ, u não, dị dạng mạch máu, tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng hay bệnh tự miễn. Trong đó nhiều trường hợp liệt mặt liên quan đến sự bất thường của các dây thần kinh điều khiển cơ mặt bao gồm dây thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại biên.
Dây thần kinh trung ương có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của hệ thần kinh nói riêng và cơ thể nói chung. Nhiệm vụ chính của dây thần kinh này là dẫn truyền thông tin, hỗ trợ quá trình điều khiển hành vi của cơ thể. Thông điệp truyền qua dây thần kinh thông qua các chất truyền dẫn chủ yếu là: dopamine và serotonin.
Bên cạnh dây thần kinh trung ương, cơ thể còn có dây thần kinh ngoại biên. Các dây thần kinh này chịu trách nhiệm truyền tín hiệu được phát ra từ tủy sống hoặc não tới các cơ quan đích.
Các rối loạn, tổn thương ở dây thần kinh trung ương có thể gây liệt mặt trung ương.
Dây thần kinh trung ương bị chèn ép có thể dẫn đến yếu liệt, gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
2. Biểu hiện liệt dây thần kinh trung ương
2.1 Các triệu chứng phổ biến của liệt mặt trung ương
Bệnh nhân liệt mặt do liệt dây thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại biên có các biểu hiện tương đối giống nhau:
– Méo miệng
– Lệch nhân trung
– Một bên mặt cứng hơn bên còn lại
Các biểu hiện méo miệng, lệch nhân trung trở nên rõ rệt hơn khi bệnh nhân nói hoặc cười. Vì vậy, muốn kiểm một người có bị liệt mặt hay không, hãy yêu cầu bệnh nhân cười hoặc nói 1 câu đơn giản và quan sát biểu hiện.
Các triệu chứng này có thể giống với đột quỵ não nhưng nếu các triệu chứng chỉ giới hạn ở mặt, thì phần nhiều nguyên nhân là do liệt dây thần kinh mặt.
Tuy các triệu chứng của liệt trung ương và liệt ngoại biên về cơ bản giống nhau nhưng khi so sánh, các chuyên gia vẫn chỉ ra một số đặc điểm riêng của liệt trung ương. Cụ thể, bệnh nhân liệt dây thần kinh trung ương chủ yếu bị liệt chỉ ở 1/4 phía dưới của mặt. Đây là đặc điểm cần lưu ý để xác định chính xác dây thần kinh nào đang gặp vấn đề.
Khi cho người bệnh bị liệt thần kinh trung ương thực hiện nghiệm pháp Charles Bellcho thì kết quả thu được là âm tính. Trong các trường hợp liệt dây thần kinh trung ương, bệnh nhân thường bị liệt mặt ở bên có dây thần kinh liệt. Điều này ngược lại với tình trạng liệt mặt do tổn thương dây thần kinh ngoại biên.
2.2 Các triệu chứng khác của bệnh liệt mặt trung ương
Tình trạng tê liệt hay yếu hẳn một bên mặt có thể kèm theo các triệu chứng như:
– Khó cười, khó nói
– Khó nhắm mắt
– Khó cử động da mặt bên bị bệnh
– Gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, cụ thể nước có thể chảy ra từ một bên miệng bị liệt, thức ăn dính lại ở răng và má,…
– Đau trong tai phía bên bệnh
– Nghe âm thanh to hơn phía tai bệnh
– Đau nhức đầu
– Mất vị giác
– Tiết nước mắt và nước miếng nhiều hơn bình thường
Bệnh sẽ giảm trong vòng vài tuần và khỏi trong vòng từ 3 – 6 tháng nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng, gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Khi nào đột quỵ dễ xảy ra và cách phòng tránh
Méo miệng, tê mặt, lệch nhân trung, mất vị giác có thể là các triệu chứng xảy ra ở người bị yếu liệt dây thần kinh trung ương.
3. Những đối tượng dễ bị liệt mặt trung ương
Liệt dây thần kinh trung ương thường xuất phát từ các vấn đề sức khỏe như:
– Tai biến mạch máu não: Tình trạng não bị ngừng cung cấp máu đột ngột do tắc hoăc vỡ mạch máu não có thể khiến các thế bào chết đi. Các dây thần kinh không có máu nuôi dưỡng sẽ nhanh chóng bị tổn thương hoặc chết đi.
– U não: Sự chèn ép của khối u não hoặc ổ áp-xe não có thể gây liệt mặt.
Đối tượng có nguy cơ liệt dây thần kinh trung ương chủ yếu là người lớn tuổi. Tình trạng này dễ để lại những tổn thương cho não bộ, chủ yếu là ở khu vực trên nhân.
4. Liệt mặt do tổn thương dây thần kinh trung ương có nguy hiểm không?
Do có nhiệm vụ chính quan trọng trong việc dẫn truyền, thông tin, điều khiển hành vi của cơ thể nên nếu dây thần kinh trung ương bị tổn thương hoặc hư hại, hành vi của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy nhiên đa phần sau khi điều trị khỏi, bệnh nhân sẽ không phải lo lắng về vấn đề cơ mặt co cứng nữa. Trong khi đó, các trường hợp liệt dây thần kinh ngoại biên, kể cả khi đã điều trị khỏi bệnh nhân vẫn có thể gặp tình trạng co cứng cơ mặt và dẫn tới liệt mặt vĩnh viễn.
5. Cách chẩn đoán liệt mặt do dây thần kinh trung ương
Liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên có thể có những điểm phân biệt trên lâm sàng, thông qua các triệu chứng. Nhưng để chẩn đoán, phân biệt chính xác, người bệnh cần thăm khám bởi chuyên gia và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng cần thiết.
Thông thường các bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng, bệnh sử, thời điểm liệt mặt để dự đoán nguyên nhân gây bệnh và cho bệnh nhân làm các chẩn đoán cận lâm sàng phù hợp. Ví dụ, nếu người khỏe mạnh, đột ngột bị liệt mặt sau khi ngủ hoặc đi ngoài trời lạnh, bác sĩ có thể dùng phương pháp khám tai mũi họng để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm… Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần chụp vi tính cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), kết hợp cùng một vài xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác dây thần kinh bị liệt hoặc các nguyên nhân gây bệnh khác.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về xơ vữa động mạch cảnh
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây liệt mặt, bệnh nhân cần thăm khám với chuyên gia Nội thần kinh và thực hiện các phương pháp như chụp CT, chụp MRI.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng liệt mặt trung ương. Nếu có biểu hiện liệt mặt bất thường, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác. Người bệnh có nhu cầu thăm khám vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để đặt lịch.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.