Liệu viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan C có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan… Mặc dù nhiều người đã biết viêm gan C lây qua đường máu nhưng vẫn nghi ngờ liệu viêm gan C có lây qua đường ăn uống không? Hệ thống Y tế Thu Cúc sẽ giải thích vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Liệu viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?

1. Viêm gan C là gì?

Viêm gan C là virus siêu vi có tên là  Hepatitis C Virus (HCV). Viêm gan C có thể lây truyền rộng rãi. Năm 2000, tổ chức y tế thế giới WHO ước tính có tới 170 triệu người mang virus trong cơ thể, chiếm tới 3% dân số. Trong đó có hơn 85% người nhiễm HCV có nguy cơ chuyển sang mãn tính. Tại Việt Nam, tỉ lệ người nhiễm viêm gan C có xu hướng ngày càng tăng.

Liệu viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?

Ăn chung uống chung liệu có lây nhiễm viêm gan C không?

2. Viêm gan C nguy hiểm thế nào?

Viêm gan C là một trong những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm cho nhân loại. Trong số những người bị nhiễm viêm gan C, thì có tới 60% bệnh nhân có nguy cơ chuyển sang mạn tính, cao hơn nhiều so với viêm gan B mạn tính. Trong đó có tới 12% người bệnh có nguy cơ chuyển sang xơ gan, 1 – 5% chuyển sang ung thư gan, đe dọa tới tính mạng.

Khác với viêm gan B đã có vaccine để phòng tránh, viêm gan C hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh. Đây là một điều nguy hiểm hơn của căn bệnh viêm gan C.

Mặt khác, triệu chứng để nhận biết bệnh nhân bị viêm gan C lại rất mờ nhạt, không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Có những người còn không có triệu chứng gì.

Viêm gan C ở giai đoạn cấp tính sẽ dễ điều trị hơn, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn từ 10 – 15% mà không cần điều trị gì cả. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không biết mình bị viêm gan C, chế độ dinh dưỡng, luyện tập, nghỉ ngơi không hợp lý có thể dẫn tới viêm gan mạn tính. Tỷ lệ này chiếm tới 20 – 25% mà bệnh nhân không hề hay biết. Những người này có virus ở dạng không hoạt động, vì thế không có triệu chứng gì cũng như chưa có tổn thương tại gan. Tuy nhiên, họ lại lây nhiễm HCV sang cho người khác.

Tìm hiểu thêm: Bệnh gan có lây qua đường ăn uống không?

Liệu viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan C gây biến chứng xơ gan, ung thư gan

3. Viêm gan C lây truyền từ đâu?

3.1. Đường máu – Con đường lây nhiễm chính của viêm gan C

Viêm gan C lây nhiễm qua đường máu và các chế phẩm của máu. Những trường hợp lây nhiễm viêm gan C có thể kể đến:

– Truyền máu trong cấp cứu hoặc trong lọc máu. Bệnh nhân vô tình được truyền máu có nhiễm virus ở thể ngủ của người bệnh ở giai đoạn sớm, chưa phát hiện được ra.

– Dùng chung đồ có nhiễm máu như đồ dùng cá nhân (dao cạo râu, bàn chải đánh răng…), dùng chung kim (bơm kim tiêm, kim châm cứu, kim phun xăm, bắn lỗ tai… ) với người bệnh

– Phơi nhiễm nghề nghiệp: nhân viên y tế, công an, thợ phun xăm, nhân viên spa… tiếp xúc niêm mạc, da trực tiếp với máu người bệnh.

– Phơi nhiễm khi sử dụng thủ thuật xâm lấn: phun xăm, tiểu phẫu tại spa, làm răng thẩm mỹ tại cơ sở không đảm bảo an toàn dụng cụ…

– Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình không sử dụng dụng cụ bảo vệ như bao cao su. Dễ dàng lây nhiễm máu dịch với người bệnh trong quá trình giao hợp không may xảy ra xây xước hoặc người phụ nữ đang có kinh.

– Lây nhiễm từ mẹ sang con.

 3.2. Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan C không lây qua đường ăn uống. Các con đường khác như ăn chung, uống chung, dùng chung nhà vệ sinh… không thể lây nhiễm viêm gan C.

Viêm gan C chỉ lây qua đường máu, khi da, niêm mạc người lành tiếp xúc trực tiếp với máu dịch của người bệnh. Khi da của người bình thường không nhiễm bệnh không bị rách hay vết thương hở nào, thì nguy cơ tiếp xúc với virus lây nhiễm là khá thấp. Bởi vì da là hàng rào bảo vệ tự nhiên tránh sự xâm hại của virus. Trường hợp tay người lành có vết xước, rách da thì nguy cơ máu dịch vào lây nhiễm là cao hơn.

Trường hợp máu người bệnh bắn vào niêm mạc như mắt, thì nguy cơ lây nhiễm là cao hơn.

Mọi người hãy hiểu biết đúng đường lây truyền bệnh, để phòng tránh bệnh cho bản thân và hạn chế lây nhiễm bệnh cho người khác. Từ đó, có quan điểm và cách nhìn nhận đúng hơn về bệnh tật. Tránh những thái độ kỳ thị, hành động thái quá với người bị nhiễm viêm gan C. Họ cũng cần có cuộc sống bình thường như bao người khác mà không lây nhiễm bệnh cho bất kỳ ai.

Liệu viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật polyp túi mật: phương pháp thực hiện như thế nào?

Viêm gan C không lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa; vì thế ăn chung, uống chung, giao tiếp chung đều không phải là con đường lây nhiễm của căn bệnh

4. Một số biện pháp để sống chung an toàn với viêm gan C

Chung sống an toàn với viêm gan C để người bệnh không cảm thấy mặc cảm, tự ti. Sẽ giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh, tránh những biến chứng nặng nề và phòng tránh cho người khác.

4.1. Điều trị với bác sĩ chuyên khoa

– Cần tuân thủ điều trị viêm gan C theo phác đồ của bác sĩ.

– Thường xuyên kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

4.2. Không để lây nhiễm máu dịch

– Không quan hệ tình dục bừa bãi.

– Không sử dụng chung vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo râu, cắt móng tay…).

– Vứt băng vệ sinh, bông băng dính máu… ở nơi đúng quy định.

– Khi thực hiện các tiểu phẫu như nâng mũi, cắt mí, phun xăm, trị mụn… nên nói với người thực hiện để người thực hiện cẩn thận hơn. Đồng thời yêu cầu sử dụng đồ riêng, hấp sấy cẩn thận.

– Khi mẹ sinh con bị nhiễm HCV. Cần theo bác sĩ điều trị sản khoa và truyền nhiễm để hạn chế lây nhiễm cho con.

– Trường hợp đứt tay, đứt chân nhỏ… khi có người khác sơ cứu giùm, cần cho người sơ cứu đi găng tay để bảo vệ họ.

4.3. Thay đổi lối sống lành mạnh

– Ăn ngủ điều độ, ngủ sớm, tập thể dục thường xuyên, tránh lao động quá sức làm tổn thương gan. Tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, thuốc lào… Nhằm hạn chế việc chuyển sang mạn tính muộn hơn, giảm nguy cơ xơ gan, ung thư gan tiến triển.

– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Giúp tăng hiệu quả điều trị tốt hơn nhiều lần, hạn chế diễn biến mạn tính.

Viêm gan C mặc dù là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ung thư gan, xơ gan… Tuy nhiên, nó chỉ lây nhiễm qua đường máu. Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không – câu trả lời là không. Bạn có thể ăn uống, làm việc, chơi đùa… cùng những người bị nhiễm HCV mà không bị lây nhiễm, chỉ cần bạn không để lây nhiễm máu từ họ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *