Loại bỏ mảng bám trên răng hữu hiệu nhờ thói quen đơn giản

Loại bỏ mảng bám trên răng không hề khó như bạn vẫn nghĩ. Chúng ta có thể thực hiện điều này bằng những thói quen đơn giản và những lưu ý trong sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng TCI khám phá những thông tin về mảng bám và trang bị cho mình những cách hữu hiệu loại trừ mảng bám trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Loại bỏ mảng bám trên răng hữu hiệu nhờ thói quen đơn giản

1. Mảng bám trên răng là gì?

Mảng bám là một lớp màng dính màu trắng ngà trên răng, do vi khuẩn trong miệng bám dính vào bề mặt răng, kết hợp với thức ăn thừa, nước bọt và tế bào bong tróc từ niêm mạc miệng.

1.1. Nguyên nhân xuất hiện mảng bám răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng mảng bám trên răng như:

– Vệ sinh răng miệng kém: Không chải răng thường xuyên hoặc chải răng sai cách là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành mảng bám, đặc biệt khi chúng ta ăn các thực phẩm dễ dính bám, màu sắc nhưng vệ sinh kém.

– Chế độ ăn uống: Thực phẩm có hàm lượng cao đường, tinh bột, carbohydrate dễ bám dính vào răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

– Khô miệng: Nước bọt có tác dụng làm sạch khoang miệng, trung hòa axit và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Khi lượng nước bọt tiết ra ít, mảng bám sẽ dễ hình thành hơn.

– Hút thuốc lá: Các chất trong thuốc lá có thể làm thay đổi môi trường trong khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Loại bỏ mảng bám trên răng hữu hiệu nhờ thói quen đơn giản

Thói quen ăn uống ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành mảng bám

1.2. Nguy cơ tiềm ẩn từ mảng bám trên răng

Xuất phát từ một hiện tượng kết tủa đơn giản, nhưng nếu không được loại trừ sớm, mảng bám sẽ tác nhân hình thành nên nhiều vấn đề răng miệng như:

– Sâu răng: Mảng bám là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng. Vi khuẩn trong mảng bám chuyển hóa thức ăn thành axit, phá hủy men răng và ngà răng.

– Viêm nướu: Mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ cứng lại thành cao răng, kích thích nướu, gây viêm nướu, chảy máu chân răng, áp xe răng,…

– Hôi miệng: Vi khuẩn trong mảng bám sản sinh ra các hợp chất có mùi hôi, gây hôi miệng.

– Các bệnh lý răng miệng khác: Mảng bám có thể dẫn đến các bệnh lý răng miệng khác như: viêm nha chu, tụt lợi, mòn răng,…

Các bệnh lý nha khoa này khi không được điều trị sớm và đúng cách, sẽ dẫn đến sự nhiễm trùng trong khoang miệng, có thể gây viêm tủy, mất răng, hỏng nướu lợi; viêm nhiễm các bộ phận hô hấp liền kề như viêm amidan, viêm họng,… cùng các biến chứng xa ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Ngoài ra, mảng bám cũng là một phần gây nên sự tự ti cho chúng ta khi khiến răng tối màu cùng hơi thở kém duyên trong giao tiếp. Do đó, việc ngăn ngừa, loại bỏ mảng bám ngay từ sớm là điều rất cần thiết.

2. Loại bỏ mảng bám răng đúng cách, hiệu quả

Mảng bám tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Mà may mắn là, chúng ta có thể loại bỏ mảng bám khá đơn giản bằng việc kết hợp các yếu tố:

2.1. Loại bỏ mảng bám trên răng nhờ chải răng đúng cách

Hãy nhớ:

– Chải răng sáng tối và nếu có thể, nên chải răng sau các bữa ăn chính.

– Chải răng bằng bàn chải lông mềm với đầu bàn chải nhỏ vừa phải,

– Thực hiện đúng cách chải răng: chải theo chiều dọc các mặt của răng và hơi xoay tròn để bàn chải tác động vào các kẽ răng.

– Chải răng cách thời điểm ăn trên 30 phút để tác dụng của kem đánh răng với răng đạt hiệu quả tốt.

2.2. Không quên chải lưỡi

Lưỡi chứa rất nhiều vi khuẩn và cặn thức ăn thừa, tạo môi trường lý tưởng để hình thành mảng bám và các bệnh răng miệng nếu không được dọn dẹp thường xuyên. Vì thế, khi vệ sinh răng miệng, bạn đừng quên vệ sinh lưỡi thật sạch sẽ.

Tìm hiểu thêm: Niềng răng trong suốt có gì khác phương pháp mắc cài?

Loại bỏ mảng bám trên răng hữu hiệu nhờ thói quen đơn giản

Vệ sinh đúng cách là điều cần thiết nhằm ngăn ngừa tình trạng mảng bám hình thành cao răng

2.3. Chỉ nha khoa – công cụ không thể thiếu để loại bỏ mảng bám trên răng

– Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày, trước khi chải răng.

– Sử dụng một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 4cm, quấn quanh hai ngón tay giữa của mỗi bàn tay. Sau đó, đưa chỉ nha khoa nhẹ nhàng luồn qua kẽ răng, di chuyển lên xuống để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám.

2.4. Súc miệng

– Sử dụng nước súc miệng có chứa fluor sau khi chải răng để giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám còn sót lại.

– Nên súc miệng trong tối thiểu khoảng 30 giây.

2.5. Khám răng định kỳ

Việc khám răng định kỳ mang nhiều ý nghĩa bởi, thông qua khám nha định kỳ, vấn đề mảng bám hình thành cao răng sẽ được giải quyết. Nha sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, lấy cao răng bằng các phương pháp phù hợp. Bên cạnh đó, khám nha cũng giúp bạn kiểm tra sức khỏe, tầm soát các vấn đề răng miệng. Vì thế, cần xây dựng việc khám răng định kỳ 6 tháng/lần như thói quen trong đời sống với bản thân và gia đình bạn.

Ngoài ra, rất nhiều người có tình trạng mảng bám cứng đầu, vôi hóa nhưng không ý thức được vấn đề này. Khám nha định kỳ là cách giúp chúng ta kiểm soát điều này, tránh việc mảng bám vôi hóa thành cao răng, hình thành các bệnh lý răng miệng phức tạp, nguy hiểm.

Loại bỏ mảng bám trên răng hữu hiệu nhờ thói quen đơn giản

>>>>>Xem thêm: Nhổ răng có nguy hiểm không và nguyên nhân đằng sau

Khám nha định kỳ giúp ngăn ngừa, tầm soát tình trạng mảng bám, cao răng và các bệnh lý răng miệng

2.6. Một số cách hỗ trợ khác

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số cách để hỗ trợ loại bỏ mảng bám trên răng như: sử dụng baking soda, dùng chanh, cam, dâu tây,… Tuy nhiên, cần nhớ rằng, đây chỉ là những cách hỗ trợ tạm thời khi gặp mảng bám, không thể thay thế các hình thức khác.

Ngoài ra, với việc kiểm soát thực phẩm ăn hằng ngày, hạn chế việc ăn vặt, uống các thực phẩm có màu, có gas, tăng cường các loại hoa quả, trái cây và thực phẩm giàu canxi, chúng ta cũng có thể hạn chế sự phát triển của các mảng bám hằng ngày hiệu quả hơn.

Nhìn chung, để loại bỏ mảng bám trên răng, chúng ta có thể thực hiện thông qua việc vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn với các dụng cụ nha khoa cần thiết, chú ý các vấn đề trong ăn uống và sinh hoạt. Đồng thời, luôn nhắc nhở lịch cố định khám nha định kỳ cho bản thân và gia đình. Với việc duy trì đều đặn nếp sinh hoạt và vệ sinh răng miệng như vậy. bạn có thể an tâm về vấn đề mảng bám cũng như kiểm soát các vấn đề bệnh lý răng miệng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *