Chứng khó tiêu thường xuất hiện ngay sau khi ăn xong. Vậy khi bị khó tiêu nên uống gì để hạn chế tình trạng này? Áp dụng một vài mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp loại bỏ dần chứng khó tiêu ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn của bạn.
Bạn đang đọc: Loại nước nên uống khi bị khó tiêu
Khi bị khó tiêu nên uống các loại nước sau
Uống nhiều nước lọc:
Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giảm các triệu chứng có tính axit của dạ dày. Khi uống đủ nước, các chất thải được hòa tan trong nước và đi qua đường tiêu hóa được thuận lợi hơn.
Dấm rượu táo
Sử dụng dấm rượu táo là một cách đơn giản, hữu hiệu để khắc phục chứng đầy bụng khó tiêu. Bạn chỉ cần dùng 2 – 3 thìa dấm rượu táo hòa với 1 cốc nước ấm, sau đó khuấy đều và uống sau bữa ăn sẽ giúp giảm chứng khó tiêu.
Gừng, mật ong, chanh
Gừng được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm vì nó giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Nước chanh pha lẫn mật ong sẽ giúp trị chứng khó tiêu và nóng trong ruột.
Khi bị khó tiêu bạn nên uống nước cốt chanh, gừng và mật ong, pha chút nước ấm và uống ngay sau mỗi bữa ăn sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Nước ép cà rốt
Uống một cốc nước ép cà rốt vào thời điểm bị khó tiêu sẽ giúp bạn có được cảm giác dễ chịu hơn.
Trà gừng
Tìm hiểu thêm: Mổ thoát vị bẹn cho trẻ sơ sinh
Một cốc trà gừng ấm nóng không những có tác dụng “hâm nóng” cơ thể mà uống một cốc trà gừng trước bữa ăn còn giúp bạn ngừa hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.
Lá bạc hà
Nhai sống lá bạc hà rất có lợi cho dạ dày. Tinh dầu bạch hà sẽ chống co thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa, giúp điều trị chứng khó tiêu, ợ nóng và đau bụng. Khi bị khó tiêu, bạn nên uống sinh tố lá bạc hà hoặc nhỏ vài giọt bạc hà vào nước ấm để uống cũng có thể giúp cải thiện chứng khó tiêu.
Uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy bụng, khó tiêu
Khi chứng đầy hơi, khó tiêu làm phiền lâu ngày, bạn có thể sử dụng các loại thuốc tăng cường vận động hay tăng co bóp dạ dày. Lưu ý nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa.
Ngoài những đồ uống chữa chứng khó tiêu vừa kể trên, bạn có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ sau:
Chia nhỏ bữa ăn: Việc ăn quá no cũng sẽ dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Do đó nên ăn thành các bữa nhỏ trong khoảng 2-3 giờ để loại bỏ axit dư thừa. Trong khi ăn cần nhai chậm, nhai kỹ.
>>>>>Xem thêm: 2 phương pháp nội soi ruột non phổ biến hiện nay
Ăn nhiều trái cây: Những chất xơ trong trái cây sẽ giúp thực phẩm di chuyển dễ dàng qua hệ tiêu hóa và tự động kích thích quá trình tiêu hóa. Tăng cường ăn trái cây như đu đủ, chuối, táo, lê…sẽ hạn chế tình trạng khó tiêu khi ăn.
Không ăn trước khi ngủ: Ăn no trước khi ngủ sẽ khiến bộ máy tiêu hóa phải làm việc hết công suất, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Cách tốt nhât bạn nên tránh ăn trước khi ngủ để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Khi bị khó tiêu nên uống gì? Làm thế nào để hạn chế chứng đầy bụng khó tiêu sau ăn?…Những câu hỏi liên quan tới tiêu hóa của bạn đã được giải đáp trong bài viết trên. Cùng áp dụng những mẹo hay trong ăn uống hàng ngày để cải thiện sớm tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Để tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về hệ tiêu hóa, mời độc giả liên hệ theo số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 558892 để được hỗ trợ tốt nhất