Lọc máu là gì, khi nào cần lọc máu và lọc máu bằng những phương pháp nào là vấn đề nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp và cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc tham khảo.
Bạn đang đọc: Lọc máu là gì?
1. Lọc máu là gì?
Lọc máu là biện pháp loại khỏi máu các phần tử có trọng lượng phân tử nhỏ, là các chất cặn của quá trình chuyển hóa hoặc các chất độc nội sinh hoặc ngoại sinh và đào thải nước, nhằm khôi phục lại cân bằng nội môi của cơ thể do suy thận gây ra. Lọc máu chỉ thay thế được cho chức năng bài tiết của thận, mà không thay thế được chức năng nội tiết của thận. Vì vậy, vẫn phải phối hợp lọc máu với điều chỉnh các rối loạn do suy giảm chức năng nội tiết của thận gây ra, như thiếu máu, tăng huyết áp, thiếu calcitriol. Các phương pháp lọc máu bao gồm: lọc màng bụng, lọc máu ngoài cơ thể, lọc máu liên tục…
Lọc máu là biện pháp loại khỏi máu các phần tử có trọng lượng phân tử nhỏ, là các chất cặn của quá trình chuyển hóa
2. Thời điểm cần lọc máu
Bác sĩ quyết định cho lọc máu khi thận hư nặng đến độ ảnh hưởng tới nãp, làm viêm tim và làm độ acid hay nồng độ Kali trong máu lên cao. Cũng có khi cho lọc máu ngừa trước, từ lúc mới thử nghiệm thấy các chất độc bị ứ đọng mà chưa có triệu chứng gì nhiều.
Cũng có những trường hợp ngộ độc nặng vào phòng cấp cứu, người ta phải lo cấp cứu về hô hấp và tuần hoàn, đồng thời lọc máu để thải chất độc ra ngoài
3. Có những phương pháp lọc máu nào?
3.1. Lọc máu màng bụng
Lọc máu màng bụng: phương pháp lọc máu sử dụng màng bụng làm màng lọc, khoang màng bụng là khoang dịch lọc, khoang máu là máu chảy trong lòng mạch máu của màng bụng.
Lọc màng bụng cấp thường được lựa chọn khi không có thận nhân tạo, hoặc bệnh nhân có chống chỉ định thận nhân tạo do bệnh lý tim mạch nặng, có rối loạn huyết động, hoặc rối loạn đông máu không cho phép dùng heparin.
Lọc màng bụng cấp được chỉ định khi suy thận cấp hoặc đợt tiến triển nặng của suy thận mạn mà có các yếu tố sau: Kali máu >= 6,5 mmol/l; Ure máu >=30 mmol/l; pH máu >=7,2; quá tải thể tích đe dọa phù phổi cấp; nhiễm độc cấp một số chất như bacbiturat, kim loại nặng, để loại bỏ các chất độc này ra khỏi máu của bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Protein niệu là gì? xét nghiệm thấy protein trong nước tiểu
>>>>>Xem thêm: Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
Tùy từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp lọc máu hiệu quả
3.2. Lọc máu bằng thận nhân tạo
Thận nhân tạo là phương pháp lọc máu ngoài cơ thể, bằng cách tạo một vòng tuần hoàn ngoài cơ thể, dẫn máu ra bộ lọc để lọc các sản phẩm cặn chuyển hóa và nước dư thừa, rồi máu được dẫn trở lại cơ thể.
Chỉ định thận nhân tạo cấp trong các trường hợp suy thận cấp hoặc đợt suy sụp cấp tính chức năng thận của suy thận mạn có các yếu tố sau: Kali máu >6,5 mmol/l; Ure máu >30 mmol/l; pH máu
Lọc máu bằng thận nhân tạo cấp cũng được chỉ định trong nhiễm độc cấp một số chất như bacbiturat, kim loại nặng, để loại chất độc ra khỏi máu bệnh nhân.
Thận nhân tạo chu kỳ được chỉ định khi suy thận giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận
Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc tham khảo về kĩ thuật lọc máu trong điều trị bệnh và các phương pháp lọc máu cũng như chỉ định của phương pháp. Hiện tại phương pháp lọc máu bệnh viện Thu Cúc chưa áp dụng.