Bệnh loét miệng ở trẻ em không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ đau nên khó ăn uống, hay quấy khóc, kém ăn, chảy nước miếng nhiều. Những vết loét có thể gặp ở mặt trong của má, ở phần trong của môi, họng, vòm miệng và đôi khi ở lưỡi của trẻ.
Bạn đang đọc: Loét miệng ở trẻ em cần điều trị như thế nào
Loét miệng ở trẻ em thường kéo dài 1-2 tuần mới khỏi, những vết loét nhỏ đường kính 1-3mm, xuất hiện thành từng đám hay đơn độc, có hình tròn hoặc hình bầu dục, ở trung tâm thường có màu trắng xám hay vàng viền, xung quanh vết loét được bao quanh bằng quầng màu đỏ.
1. Tổng quan về bệnh viêm loét miệng ở trẻ
1.1. Nguyên nhân nào gây ra loét miệng ở trẻ em?
Viêm loét miệng lưỡi ở trẻ em có thể có nguyên nhân do tổn thương cơ học hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đây là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác mà trẻ đang gặp phải. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể mà trẻ có thể bị viêm loét miệng:
– Các vết loét có thể xuất hiện do tổn thương cơ học, bao gồm việc trẻ vô tình tự cắn vào niêm mạc trong miệng hoặc lưỡi, sử dụng bàn chải lông cứng, ăn đồ khô, cứng hoặc chứa nhiều xơ làm trầy xước miệng, cũng như đánh răng quá mạnh.
Ăn uống không đủ chất cũng có thể là nguyên nhân gây loét miệng
– Việc ăn uống thiếu chất cũng có thể gây ra viêm loét miệng. Khi trẻ không có sự cân bằng dinh dưỡng, cơ thể sẽ thiếu các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B12, C, B9 (acid folic) và sắt. Sự thiếu hụt những chất này có thể tăng nguy cơ phát triển viêm loét niêm mạc miệng.
Ngoài ra, viêm loét miệng cũng có thể xảy ra do trẻ thường xuyên ăn các món ăn cay nóng, gây kích ứng cho niêm mạc miệng và dẫn đến tổn thương và viêm loét ở vùng này.
– Viêm loét miệng ở trẻ có thể do tác động nhiệt gây ra. Nhiều trường hợp xảy ra khi trẻ ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, làm cho niêm mạc miệng bị bỏng nhiệt và hình thành các vết loét. Đây là một nguyên nhân phổ biến góp phần vào tình trạng viêm loét miệng ở trẻ.
– Viêm loét miệng cũng có thể xuất hiện do vấn đề tâm lý và căng thẳng kéo dài. Áp lực về học hành có thể gây ra căng thẳng quá mức ở nhiều trẻ. Nguyên nhân này làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, làm cho niêm mạc miệng trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích và mở cửa cho vi khuẩn và nấm tấn công, từ đó dẫn đến tình trạng viêm loét.
– Viêm loét miệng cũng có thể xảy ra do lạm dụng kháng sinh và tác dụng phụ của một số loại thuốc. Một thói quen phổ biến của phụ huynh ở Việt Nam khi trẻ bị bệnh là tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ sử dụng. Ngoài ra, một số loại thuốc tây được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh có thể có tác dụng phụ là ức chế hoạt động của tuyến nước bọt, dẫn đến tình trạng khô miệng và viêm loét niêm mạc miệng tăng lên.
– Khi trẻ uống ít nước, khoang miệng sẽ bị khô, thiếu nước bọt và không được làm sạch. Điều này dẫn đến việc trẻ ít có thói quen đánh răng thường xuyên, làm cho vi khuẩn và thức ăn thừa bám ở kẽ răng và chân răng, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, và trong số đó có viêm loét miệng ở trẻ.
Ngoài ra, một số trẻ có thể gặp các vấn đề về đường tiêu hoá, dẫn đến nôn ói và tiêu chảy, khiến cơ thể mất nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc viêm loét miệng.
– Viêm loét miệng ở trẻ cũng có thể phát triển do mắc các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, thuỷ đậu và nhiễm trùng herpes ở miệng. Những bệnh lý này gây ra nốt phỏng nước trong khoang miệng và trên cơ thể. Khi các nốt phỏng này vỡ, chúng tạo thành các vết loét gây đau đớn và khó chịu cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Trẻ bị kiết lỵ, nên và không nên ăn gì?
Nên để ý loét miệng thông thường với bệnh tay chân miệng
Đặc biệt, bệnh tay chân miệng là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần vào sự phát triển của viêm loét miệng ở trẻ.
1.2. Viêm loét miệng ở trẻ em và những dấu hiệu
Bệnh viêm loét miệng thường ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em trong độ tuổi học mầm non. Các dấu hiệu thông thường của trẻ bị viêm loét miệng bao gồm:
– Các vùng niêm mạc như lưỡi, nướu, má, vòm họng và môi bị viêm, đỏ, xuất hiện các vết loét tròn hoặc bầu dục có kích thước vài milimet.
– Có ba dạng loét phổ biến:
+ Loét dạng aphthe nhỏ: Đây là dạng phổ biến nhất, với các vết loét nhỏ, có đường kính dưới 1cm. Chúng tự khỏi trong khoảng 1-2 tuần và không để lại sẹo.
+ Loét dạng aphthe lớn (còn gọi là bệnh Sutton hoặc loét niêm mạc miệng tái phát có viêm hạch ngoại biên): Đây là dạng loét chiếm 10% trường hợp bị viêm loét miệng, với các vết loét có đường kính lớn hơn 1cm và kéo dài trong vài tuần, có khả năng để lại sẹo.
+ Loét dạng Herpes: Các vết loét hình thành chùm, bao gồm các vết nhỏ, sau đó lan rộng và liên kết thành mảng lớn. Thời gian tự lành có thể kéo dài tới 1 tháng và có thể để lại sẹo.
– Các vết loét có viền đỏ rõ ràng, xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng nhóm gần nhau. Trung tâm của vết loét có màu trắng hoặc vàng nhạt.
– Khi ăn uống, các vết loét gây đau đớn, đặc biệt là khi ăn đồ ăn mặn hoặc cứng gây kích thích vết loét.
– Trẻ có thể có triệu chứng như chảy nước dãi, từ chối bú hoặc ăn.
– Trong trường hợp bị viêm loét miệng họng, trẻ có thể có sốt trong vài ngày và có hạch góc hàm sưng tại vùng viêm cấp.
2. Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ bị loét miệng
– Tránh cho trẻ ăn những thức ăn nhiều gia vị như cay, mặn chua. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, không nóng, nhiều vitamin và khoáng chất.
– Cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày vì trẻ chỉ ăn được ít một, thức ăn cần đảm bảo hất dinh dưỡng.
– Cho trẻ uống thêm nước rau luộc, nước sinh tố hoa quả.
– Hằng ngày nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ.
– Cách chữa loét miệng tốt nhất là tìm được nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào nguyên nhân để tránh các tác nhân khiến trẻ bị loét miệng.
– Nếu những vết loét phát triển lớn hơn một cách bất thường hay kéo dài trên 3 tuần thì tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bệnh để xác định nguyên nhân vì có thể đó là triệu chứng của những bệnh khác.
>>>>>Xem thêm: Thời gian ủ bệnh thủy đậu, khả năng lây và cách phòng bệnh
Nên cho trẻ đi khám định kỳ tại các cơ sở y tế thường xuyên
Phòng bệnh loét miệng ở trẻ em:
Để trẻ tránh bị nguy cơ loét miệng nên vệ sinh răng miệng kỹ sau mỗi lần ăn, cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng nhiều khoáng chất, nhiều vitamin A, C, E và cho trẻ đi khám định kỳ tại các cơ sở y tế thường xuyên.
Nếu bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào, đừng ngần ngại liên hệ với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Bệnh viện Thu Cúc được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại có thể khám và điều trị tất cả các bệnh lý ở trẻ em, trong đó có bệnh viêm loét miệng ở trẻ. Với đội ngũ bác sỹ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, người bệnh có thể an tâm khi khám chữa bệnh tại đây.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.