Loét trực tràng là một bệnh tiêu hóa, đặc trưng bởi những cơn đau bụng dữ dội đi kèm tiêu chảy, sốt… Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này được rất nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Loét trực tràng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Loét trực tràng là gì và nguyên nhân gây ra bệnh?
Trực tràng hay còn gọi là ruột già, thuộc đoạn cuối cùng của đường tiêu hóa. Cơ quan này có nhiệm vụ nhận và bài tiết các chất cặn bã (phân) của quá trình tiêu hóa thức ăn.
Loét trực tràng là tình trạng xuất hiện những vết loét, tổn thương niêm mạc và lớp dưới niêm mạc trực tràng.
Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng nguyên nhân gây ra bệnh có thể do:
– Loét trực tràng tự miễn: Là tình trạng cơ thể tự tạo ra kháng thể tấn công tế bào trực tràng khỏe mạnh khiến chúng bị tổn thương gây viêm loét.
– Ngoài ra, bệnh còn có thể do tác động từ ô nhiễm môi trường, do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng và do người bệnh đối diện với căng thẳng trong thời gian dài.
Bệnh lý này xuất hiện ở cả hai giới nam và nữ, trong độ tuổi khoảng từ 15 đến 30 tuổi và từ 60 đến 70 tuổi.
2. Những triệu chứng thường gặp của bệnh loét trực tràng
Tùy thuộc vào mức độ tiến triển mà bệnh xuất hiện một hoặc toàn bộ các triệu chứng sau:
– Người bệnh luôn cảm thấy đau bụng, cơn đau có thể nhẹ hoặc rất dữ dội khiến cho người bệnh rất khó chịu và muốn đi đại tiện ngay.
– Tính chất của phân thay đổi. Người bị viêm loét trực tràng thường đại tiện phân lỏng, nhầy máu, thường xuyên mót rặn, kích thước phân nhỏ. Nếu bệnh ở mức độ nặng, thường nhầy máu rất nhiều.
– Số lần đại tiện trong ngày tăng lên bất thường. Người bệnh có thể đi đại tiện từ 4 đến 6 lần trong một ngày. Tình trạng nặng, có thể số lần đại tiện còn nhiều hơn.
– Người bệnh có biểu hiện sốt. Do viêm nhiễm tại vết loét khiến người bệnh có thể bị sốt. Với các trường hợp loét nặng, người bệnh bị sốt cao, ớn lạnh.
– Do bị chảy máu lại vết loét nên người bệnh bị thiếu máu, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, khó tập trung…
– Ngoài ra người bệnh còn luôn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, sụt cân…
– Không những gây ra những biểu hiện tiêu hóa, bệnh còn gây ra các các vấn đề về xương khớp như đau nhức, xơ hóa đường mật và viêm màng bồ đào.
3. Loét trực tràng không điều trị kịp thời gây ra những nguy hiểm gì?
Bệnh viêm loét đại trực tràng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
3.1. Loét trực tràng dẫn đến phình giãn đại tràng, thủng trực tràng
Khi ổ loét lan rộng, khiến toàn bộ đại trực tràng đều bị tổn thương khiến đại trực tràng bị phình giãn. Khi bị phình giãn quá mức, trực tràng có nguy cơ bị thủng.
3.2. Loét trực tràng dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa
Chảy máu tại vết loét là triệu chứng điển hình của bệnh. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, tình trạng chảy máu sẽ rất nghiêm trọng, người bệnh đi ngoài ra máu đỏ tươi với số lượng nhiều. Cơ thể mất máu là trường hợp cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
3.3. Tăng nguy cơ gây ung thư đại trực tràng
Loét đại trực tràng có tỷ lệ hóa ung thư đến 15% sau 10 năm. Các trường hợp loét rộng tỷ lệ ung thư và thời gian hóa ung thư sẽ rút ngắn hơn. Ung thư đại trực tràng là bệnh lý nguy hiểm gây ra tỷ lệ tử vong cao. Có đến 80% số bệnh nhân ung thư đại trực tràng phát hiện ở giai đoạn muộn. Do vậy, nội soi đại tràng định kỳ ngay cả khi chưa có triệu chứng là cách tốt nhất để dự phòng.
Tìm hiểu thêm: Nội soi tiêu hoá NBI ở đâu an toàn, chẩn đoán hiệu quả
4. Những cách điều trị bệnh viêm loét trực tràng
Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Nguyên tắc điều trị cơ bản với bệnh lý này như sau:
– Với trường hợp điều trị lần đầu: Bệnh nhân được điều trị bằng một số loại thuốc đặc trị. Sau liệu trình uống thuốc kéo dài từ 10 đến 15 ngày, bệnh nhân tái khám để được bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị.
– Với trường hợp bệnh nhân đang điều trị thuốc nhưng các triệu chứng không thuyên giảm: Người bệnh được bác sĩ thăm khám và đổi thuốc điều trị.
– Với trường hợp người bệnh đã điều trị, đỡ và ngưng uống thuốc trong một thời gian: Bắt đầu điều trị như trường hợp điều trị lần đầu, nhưng sử dụng loại thuốc khác với lần điều trị trước đó.
– Với các trường hợp biến chứng nặng đòi hỏi can thiệp phẫu thuật.
– Các bác sĩ khuyên người bệnh nên điều trị tấn công kết hợp điều trị duy trì.
Các nguyên tắc điều trị trên được áp dụng vào hai phương pháp điều trị sau đây:
4.1. Điều trị loét đại trực tràng bằng phương pháp nội khoa
Để hiệu quả điều trị tối ưu, người bệnh được chỉ định:
– Tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được bỏ thuốc, uống thuốc cách nhật vì sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc.
– Nếu người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa nặng cần được truyền máu.
– Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đồ chế biến mềm, thức ăn dễ tiêu…
4.2. Điều trị loét đại trực tràng bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa
Trường hợp bệnh nhân viêm loét trực tràng nặng, có những biến chứng nguy hiểm như phình giãn đại trực tràng, nhiễm độc, xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, dị sản hay ung thư hóa cần được can thiệp ngoại khoa.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn đại tràng và những kiến thức cần biết
5. Làm thế nào để hạn chế bệnh viêm loét đại trực tràng
– Thăm khám sức khỏe, nội soi đường tiêu hóa định kỳ là phương pháp dự phòng tối ưu nhất.
– Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh, ăn đủ chất, ăn đúng giờ, không nhịn ăn sáng…
– Ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, chế biến mềm, lỏng và dễ ăn.
– Tránh ăn các thực phẩm lên men, muối chua, rau sống, đồ uống có cồn, thức ăn và gia vị cay nóng…
– Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh xa căng thẳng thần kinh…
– Chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể để đường tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin khá đầy đủ về bệnh lý loét trực tràng. Khi nghi ngờ có bất thường về hệ tiêu hóa, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám sớm.