Chụp hình MRI hay chụp cộng hưởng từ là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng. Phương pháp này mang đến hình ảnh rõ nét và giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Bài viết sau đây cho bạn biết khi nào cần chụp MRI cũng như quá trình chụp và các lưu ý khi chụp MRI.
Bạn đang đọc: Lợi thế của chụp hình MRI trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh, não bộ
1. Chụp hình MRI là gì?
Chụp MRI (viết tắt của cụm từ Magnetic Resonance Imaging) hay chụp cộng hưởng từ là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường và sóng radio. Phương pháp này không sử dụng tia X và hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bệnh nhân.
Chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, hiệu quả. Phương pháp này đang được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ngày nay, MRI được sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể con người. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị trong việc chụp hình ảnh chi tiết não hoặc dây cột sống. Kể từ khi MRI mang lại những hình ảnh 3 chiều, bác sĩ có thể nắm được thông tin về vị trí thương tổn. Những thông tin như vậy rất có giá trị trước khi phẫu thuật.
Thiết bị chụp cộng hưởng từ gồm một nam châm lớn có đường hầm ở trung tâm. Người bệnh sẽ nằm trên một mặt bàn có thể trượt tự động vào đường hầm này. Khi chụp, sóng radio sẽ đập vào các vị trí từ của các nguyên tử trong cơ thể và phát ra tín hiệu gửi đến một ăng-ten và máy tính. Máy tính sẽ thực hiện các phép tính để cho ra hình ảnh đen và trắng về các mặt cắt ngang của sọ não. Hình ảnh của vùng được khảo sát có thể được chuyển đổi thành dạng 3D để giúp xác định các vấn đề bất thường một cách dễ dàng hơn.
Thiết bị chụp cộng hưởng từ gồm một nam châm lớn có đường hầm ở trung tâm
2. Lợi thế của phương pháp chụp cộng hưởng từ
Được giới y khoa đánh giá rất cao, chụp hình MRI đặc biệt có lợi trong chẩn đoán bệnh về hệ thần kinh. Các ưu điểm của phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả:
- Chụp hình MRI giúp mang lại ảnh của cấu trúc các mô mềm như não được rõ hơn và chi tiết hơn so với ảnh thu được từ các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác.
- Bời chụp MRI có độ chi tiết cao nên kỹ thuật này trở thành công cụ giá trị bậc nhất trong chẩn đoán thời kì đầu và đánh giá các khối u bên trong cơ thể nếu có.
- Thiết bị chụp MRI không sử dụng tia X nên có độ an toàn rất cao. Máy chụp sẽ không phát ra các bức xạ gây nguy hiểm cho con người.
- MRI cho phép phát hiện các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương, trong khi các phương pháp chụp khác khó có thể làm được.
3. Chụp MRI đặc biệt ưu việt trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh
Nhiều triệu chứng bệnh lý cần đến phương pháp này để chẩn đoán hiệu quả. Đặc biệt là các bệnh về não và thần kinh như u não, u thần kinh sọ não, tai biến, chấn thương, bệnh động kinh, viêm não hay viêm màng não, dị tật bẩm sinh, bệnh liên quan mạch máu,.. Bác sĩ thường sẽ chỉ định cho bệnh nhân chụp MRI khi có nghi vấn mắc các loại bệnh này.
Chụp cộng hưởng từ MRI sọ não là một kỹ thuật hình ảnh tiến tiến có ưu thế hơn so với phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Vì vậy, nó được áp dụng phổ biến trong việc chẩn đoán các bệnh lý thần kinh. Với kỹ thuật này, người được chụp không cần tiêm thuốc phản quang. Mặc dù vậy, hình ảnh thu được vẫn rất chi tiết và rõ nét về các bất thường của sọ não, nhất là khối u não. Đặc biệt, phương pháp này định vị được 3 chiều không gian, trong khi các phương pháp khác không làm được.
Chụp MRI sọ não là phương pháp không xâm lấn song hình ảnh vẫn có độ sắc nét cao,. Nhờ vậy nó giúp đánh giá và phát hiện từ rất sớm những tổn thương, bất thường của sọ não. Không những thế, phương pháp này còn đánh giá được chức năng của não. Cũng như đánh giá chức năng vùng cảm giác và vùng vận động. Từ đó phát hiện tình trạng rối loạn trao đổi chất hoặc khối u bất thường.
Tìm hiểu thêm: Nội soi đại tràng có đau không? Cần lưu ý gì khi thực hiện?
Người được chụp cần nằm yên, không được cử động trong quá trình chụp.
4. Lưu ý với bệnh nhân khi chụp MRI
4.1. Thời gian chụp hình MRI
Quá trình chụp MRI thường mất khoảng từ 12-20 phút (tùy theo số lượng bộ phận, cơ quan chụp và sự hợp tác của người bệnh trong quá trình chụp). Tuy nhiên, nếu bác sĩ phát hiện có những biểu hiện bất thường qua chẩn đoán, khi đó thời gian chụp có thể sẽ kéo dài hơn. Thời gian trả kết quả sớm nhất cho bệnh nhân là khoảng 15 phút (trong các trường hợp cấp cứu). Ngoài ra, những ca khó cần hội chẩn sẽ có thể mất thêm thời gian khoảng vài giờ. Trước khi chụp MRI, mọi vật kim loại cần được lấy ra khỏi người được chụp. Lý do bởi từ trường cao của máy chụp có thể gây hại đến các thiết bị cấy ghép bằng kim loại bên trong cơ thể.
4.2. Các việc cần thực hiện trước khi chụp hình MRI
Người bệnh cần thực hiện các việc sau đây trước khi chụp để có kết quả chụp tốt nhất, quá trình chụp thuận lợi nhất:
- Người được chụp MRI cần tuân theo hướng dẫn của kỹ thuật viên tại phòng chụp MRI. Đầu tiên, bệnh nhân cần tháo bỏ, cất các vật dụng có kim loại như đồng hồ, trang sức, chìa khoá, máy điện thoại… trước khi vào phòng chụp MRI.
- Cần cho biết về các vấn đề như: có đặt máy tạo nhịp tim, dùng van tim nhân tạo, đang đeo máy trợ thính, cấy ghép thiết bị điện tử, đinh nội tủy hay sử dụng kim loại kết hợp xương, có mảnh đạn trong người, đặt vòng tránh thai, dùng răng giả bằng kim loại…
- Các bệnh nhân cần tiêm thuốc tương phản từ trước khi chụp sẽ được hỏi về tiền sử dị ứng uống và tiền sử bệnh thận nếu có. Sau đó sẽ được hướng dẫn ký giấy cam kết. Thuốc tương phản từ không gây hại, nhưng cũng có thể gây hiện tượng dị ứng. Tuy nhiên thuốc tương phản từ có tỷ lệ gây dị ứng ít hơn 6 lần so với thuốc cản quang.
>>>>>Xem thêm: Nội soi đại tràng gây mê và những điều cần biết
Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác các bệnh về não và thần kinh
4.3. Lưu ý trong và sau khi chụp MRI
- Người được chụp cần nằm yên, không được cử động trong quá trình chụp.
- Trường hợp dị ứng khá ít gặp và thường nhẹ với các biểu hiện như tê tay chân, buồn nôn hoặc/và nôn, nhức đầu, chóng mặt, có thể nổi mẩn ngứa. Nếu bị dị ứng, người bệnh có thể được kê đơn dùng thuốc chống dị ứng. Sau khi dùng thuốc, các tác dụng phụ này sẽ mất hẳn.