Có thể nói rằng, lớp học tiền sản đóng vai trò như một loại vũ khí bí mật giúp mẹ bầu hoàn thành được hành trình vượt cạn dễ dàng hơn. Tại đây, mẹ sẽ nắm được bức tranh tổng quát nhất của cả cuộc hành trình này sẽ diễn ra như thế nào cũng như trang bị những kiến thức bổ ích để đón con yêu chào đời, chăm con sau sinh.
Bạn đang đọc: Lớp học tiền sản dạy những nội dung gì cho mẹ bầu?
1. Thế nào là một lớp học tiền sản?
Lớp học tiền sản là một chương trình nhằm trang bị những kiến thức thai sản quan trọng cho mẹ bầu, đặc biệt là những người mang thai lần đầu tiên hoặc những người đang có dự định mang thai. Trong một lớp học người mẹ sẽ được nghe giảng, trao đổi trực tiếp với chuyên gia và thực hành những kỹ năng cần thiết. Thông thường, các chuyên gia Sản khoa sẽ là người trực tiếp đứng lớp, giúp cho mẹ bầu được tiếp cận với những kiến thức cần thiết thực nhất.
Hiện nay, đối tượng tham gia chương trình học này không chỉ bó hẹp là những mẹ bầu đang mang thai nữa mà những ông bố, ông bà trong gia đình đều có thể tham gia. Để chăm sóc được một em bé ra đời cần có sự hỗ trợ của rất nhiều người và trong quá trình đó rất dễ xảy ra của xung đột giữa phương pháp nuôi dưỡng ngày xưa và ngày nay.
Chính nhờ những chương trình hướng dẫn như thế này, sẽ giúp cho mọi thành viên trong gia đình có thể hiểu rõ hơn về phương pháp chăm con hiện đại. Cũng như người chồng và ông bà có thể hiểu rõ được nỗi vất vả mà người mẹ sẽ phải trải qua trong quá trình mang thai và sau khi sinh con.
Lớp học tiền sản là một chương trình nhằm trang bị những kiến thức thai sản quan trọng cho mẹ bầu
2. Lớp học tiền sản dạy những gì cho mẹ bầu?
Trong một lớp học tiền sản, người mẹ sẽ được học tất cả các kiến thức từ quá trình thai nghén như thế nào, cách đi đứng và vận động, thực đơn dinh dưỡng và chế độ luyện tập, những vấn đề có khả năng xảy ra trong thai kỳ đến các kinh nghiệm trong quá trong quá trình vượt cạn và kinh nghiệm chăm con sau sinh. Một số nội dung mẹ sẽ được học như sau:
2.1 Chu trình khám thai cho mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai
Trong suốt một thai kỳ của mẹ thông thường sẽ có 10 mốc khám thai quan trọng. Và trong chương trình học tiền sản, các bác sĩ và chuyên gia sẽ phân tích kỹ cho mẹ hiểu với từng mốc khám thai như vậy sẽ tương ứng với sự phát triển của thai nhi như thế nào cũng như mẹ cần phải thực hiện xét nghiệm và đó các chỉ số gì.
Đặc biệt, với sàng lọc dị tật bẩm sinh, có những phương pháp sàng lọc chỉ có thể thực hiện được vào một số dấu mốc cụ thể thì mới có khả năng phát hiện ra dị tật. Ví dụ như xét nghiệm Double test sẽ được thực hiện vào tuần thứ 12 của thai kỳ, xét nghiệm Triple test thực hiện vào tuần thứ 16 của thai kỳ, xét nghiệm NIPT thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ,…
Mẹ bầu sẽ nắm được những mốc khám thai định kỳ quan trọng trong chương trình lớp tiền sản
2.2 Mẹ bầu nên ăn gì cho bé khỏe, mẹ hạn chế tăng cân
Khi mang bầu, thai nhi sẽ được cung cấp chất dinh dưỡng thông qua người mẹ. Chính vì vậy mà chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu chiếm vị trí vô cùng quan trọng và quyết định đến sức khỏe của bé trong tương lai. Khi tham gia khóa học tiền sản, các chuyên gia Sản khoa sẽ giúp mẹ hiểu được rằng chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu cần gì, trong 3 tháng giữa cần gì và 3 tháng cuối thai kỳ cần gì.
Ngoài ra, mẹ sẽ biết được những vitamin cần thiết phải cung cấp vào cơ thể là gì để cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh, cũng như sức khỏe của người mẹ được đảm bảo. Khi được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp mẹ bầu tăng cường được sức đề kháng, có đủ sức khỏe cho hành trình vượt cạn, nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi sinh và đồng thời có sữa để nuôi con. Thai nhi khi được nhận các chất dinh dưỡng từ mẹ sẽ giúp con được phát triển bình thường, giảm các nguy cơ gây suy dinh dưỡng bào thai, chậm phát triển, nhẹ cân và những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển lâu dài của bé ở tương lai sau này.
2.3 Những vật dụng quan trọng mẹ cần chuẩn bị để đi sinh
Trong những lớp học tiền sản thì đây dường như là nội dung khi nào cũng sẽ được đề cập tới. Nắm rõ và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đi sinh sẽ giúp cho bố mẹ được an tâm hơn và sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ bất cứ lúc nào. Chuyên gia Sản khoa chính là người sẽ hiểu rõ rất nhất trong những ngày ở viện thì người mẹ cần sử dụng các vật dụng như thế nào.
Từ đó, thông qua lớp học này bác sĩ sẽ giúp mẹ liệt kê ra từng món đồ với những con số cụ thể. Ví dụ như quần áo cho mẹ và bé thì cần mang bao nhiêu bộ; áo khoác, khăn choàng, mũ trùm, tất chân phải mang như thế nào; các vật dụng khác như băng vệ sinh, miếng lót chống thấm, quần lót giấy, khăn tắm, dầu gội đầu,… sẽ cần số lượng bao nhiêu.
Hiện nay, với sự phát triển của nhu cầu sống thì đã có nhiều bệnh viện đã giúp mẹ trang bị sẵn sàng những vật dụng cần thiết trong quá trình sinh. Mẹ chỉ cần mang thêm một bộ đồ cho mẹ và bé sau khi xuất viện là đã có thể nằm chờ cơn chuyển dạ và không cần phải vất vả mang nhiều đồ dùng lỉnh kỉnh như trước nữa.
Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Mẹ bầu biết được cần phải chuẩn bị những đồ dùng đi sinh bao gồm những gì sau khi tham gia lớp tiền sản
2.4 Hướng dẫn cách tắm cho em bé sơ sinh như thế nào?
Đối với những người lần đầu tiên làm mẹ thì việc tắm cho con quả thực là một điều vô cùng khó khăn. Bởi lúc này cơ thể của con còn quá bé, sức đề kháng yếu và thao tác của người tắm cần phải thực hiện nhanh chóng, chính xác. Trong lớp học này, bác sĩ sẽ cho mẹ thực hành ngay tại lớp quá trình tắm con cần có những thao tác và thực hiện như thế nào.
Nếu như các ông bố cũng được tham gia các buổi thực hành như thế này sẽ là một điều vô cùng tuyệt vời. Các ông bố có thể hỗ trợ vợ tắm cho con, lúc này người mẹ sẽ hạn chế được việc phải vận động quá nhiều sau khi sinh, cơ thể cũng từ đó nhanh chóng hồi phục hơn.
2.5 Cách xử lý nôn trở cho em bé
Nôn trớ nếu như diễn ra trong một thời gian dài sẽ làm cho trẻ dẫn đến hiện tượng biếng ăn – nguyên nhân gây nên thiếu chất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ không nên xem thường biểu hiện nôn trớ ở trẻ. Bởi khi vừa mới sinh ra, hệ thống tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện cho nên rất dễ bị nuốt hơi khi bú. Lượng hơi này chính là nguyên nhân gây ra việc nôn trớ.
Bác sĩ sẽ giúp mẹ biết được những cách xử lý ngay tại nhà giúp con cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn như là: vỗ lưng, cho con bú nhiều lần và bú đúng cách. Trong lớp học tiền sản, mẹ sẽ được thực hành cho con bú, tư thế ngồi như thế nào để con bú được đúng cách và giảm thiểu được việc con nuốt hơi khi bú.
Ngoài ra, tại lớp học tiền sản mẹ còn được học thêm nhiều kiến thức khác liên quan đến thai kỳ cũng như chăm sóc con sau sinh như: các tư thể đúng khi làm việc, cách nghỉ ngơi hợp lý trong thai kỳ, chế độ tập luyện cho người mẹ mang thai, cách chăm sóc vú và duy trì sữa mẹ, cách duy trì nhịp thở trong quá trình chuyển dạ,….
>>>>>Xem thêm: Khám tiền sản trước khi mang thai là làm gì? Có cần thiết không?
Mẹ bầu được thực hành cách bế con ngay tại lớp học tiền sản
Hy vọng rằng, với bài viết này của chúng tôi đã giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn trong một lớp học tiền sản có thể được tiếp cận với những kiến thức quan trọng như thế nào. Nếu như mẹ có điều gì cần giải đáp các vấn đề phát sinh trong thai kỳ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.