Việc tìm kiếm, lựa chọn thuốc bổ cho trẻ còi xương biếng ăn trong nhà cũng là một vấn đề quan trọng mà bố mẹ cần lưu tâm. Bởi, đây là một trong những phương thức kết hợp nên có trong việc cải thiện tình trạng còi xương ở trẻ.
Bạn đang đọc: Lựa chọn thuốc bổ cho trẻ còi xương biếng ăn đúng cách
src1. Khi nào nhận định trẻ bị còi xương biếng ăn?
src1.1. Chứng còi xương biếng ăn khá phổ biến ở trẻ
Còi xương biếng ăn là 2 tình trạng có thể tách rời, nhưng thường xảy ra đồng thời với trẻ ở giai đoạn dưới 12 tuổi. Trẻ còi xương biếng ăn được nhận định với biểu hiện trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc. Tình trạng còi xương biếng ăn ảnh hưởng đến ngoại hình, tầm vóc trẻ, đồng thời còn có quan hệ mật thiết với khả năng miễn dịch cũng như vấn đề sức khỏe của trẻ.
Trẻ còi xương biếng ăn thường đưa đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tầm vóc và tinh thần
Trẻ được nhận định còi xương biếng ăn thường có những dấu hiệu như:
– Trẻ lười ăn, ăn không ngon, ăn ít.
– Trẻ không có hứng thú với bữa ăn, ăn lâu, bữa ăn kéo dài trên 30 phút, trẻ khóc khi ăn
– Trẻ dễ nôn trớ, với các bé tầm dưới 2 tuổi thường có biểu hiện quấy khóc.
– Tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ.
– Khi ngủ, trẻ khó vào giấc, ngủ không ngon giấc, dễ giật mình, quấy đêm.
– Tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ.
– Tình trạng co giật ở trẻ còi xương biếng ăn do bị hạ canxi máu.
– Ngoại hình của trẻ còi xương biếng ăn thường đầu bẹp, trán bướu, thóp lâu kín, bờ thóp rộng, mềm.
– Các giai đoạn lẫy, bò, mọc răng, đứng, đi của trẻ còi xương biếng ăn cũng chậm hơn so với tình trạng phát triển thông thường của trẻ cũng như khi so thực tế với các trẻ cùng trang lứa.
Chính vì vậy, việc thăm khám với bác sĩ, đo chiều cao cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng sẽ giúp xác định những triệu chứng cụ thể của trẻ, từ đó, có cơ sở điều trị theo tình trạng bệnh của trẻ và giúp quá trình cải thiện chứng còi xương biếng ăn ở trẻ hiệu quả hơn.
src1.2. Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương biếng ăn
Chứng biếng ăn là nguyên nhân lớn gây tình trạng còi xương. Việc trẻ biếng ăn khiến dinh dưỡng được bổ sung cho cơ thể trẻ hạn hẹp và dần dẫn đến trạng thái còi xương. Việc không được bổ sung, hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cũng khiến cơ thể trẻ kiệt quệ, sức đề kháng giảm và dễ bị bệnh hơn.
Tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây còi xương biếng ăn ở trẻ. Các vi chất quan trọng như canxi, vitamin D, kẽm, sắt, i ốt,… thiếu hụt trong thực đơn hằng ngày của bé khiến quá trình chuyển hóa, hấp thu năng lượng và cải thiện miễn dịch kém hơn. Các trẻ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng cũng dễ mắc bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hóa,… dẫn đến chậm lớn, còi xương.
Tình trạng còi xương biếng ăn cũng có thể do vấn đề bệnh lý của trẻ gây nên. Một số bệnh lý như viêm gan, viêm mũi họng, viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm khuẩn huyết,… thường khiến bé ăn không ngon, kén ăn, đồng thời tiêu hóa, hấp thu kém. Những bệnh lý này cũng làm giảm quá trình chuyển hóa, hấp thu dinh dưỡng, khiến trẻ còi xương, suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây còi xương biếng ăn ở trẻ như: chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng ở trẻ, ăn không đa dạng thực phẩm, ăn thức ăn chứa năng lượng rỗng, trẻ hay ăn vặt, ăn rải rác trong ngày nhưng lại ít ăn trong các bữa chính hoặc ăn uống không có giờ giấc cố định, sự hấp thu của trẻ có giới hạn dẫn đến thức ăn vào cơ thể không được hấp thu, trẻ bị một số vấn đề như viêm họng, sâu răng, mọc răng,…
src1.3. Một số hệ lụy của bệnh lý còi xương biếng ăn ở trẻ
Trẻ còi xương biếng ăn thường có tầm vóc nhỏ hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Hầu như, sự phát triển của mọi cơ quan trong cơ thể trẻ đều bị ảnh hưởng và trẻ bị rối loạn tăng trưởng.
Bên cạnh đó, việc thiếu hụt các chất cho sự phát triển của não bộ từ chứng còi xương biếng ăn cũng có thể gây tình trạng chậm phát triển trí não ở trẻ. Những chất quan trọng đó là: chất béo, DHA, Omega, Protein, Taurin, Sắt,…
Trẻ còi xương biếng ăn cũng dễ bị các bệnh lý đường hô hấp. Đây là một trong những hệ quả của tình trạng sức đề kháng kém, khiến trẻ còi xương biếng ăn dễ bị các bệnh như viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa,…
Một số nghiên cứu và quan sát cũng cho thấy, việc thiếu hụt dinh dưỡng và còi xương từ chứng biếng ăn cũng khiến các trẻ thường có chỉ số EQ thấp, thiếu hòa nhập với bạn bè và môi trường, lâu dài dễ dẫn đến chứng trầm cảm, tự kỷ,… Do đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi để điều trị sớm, kịp thời cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Bệnh chàm ở trẻ em: Hiểu đúng nguyên nhân
Trẻ còi xương biếng ăn có nguy cơ bị ảnh hưởng về sức khỏe, ngoại hình và năng lực
src2. Có nên cho trẻ uống thuốc kích thích ăn và bổ sung dinh dưỡng chống còi xương?
src2.1. Cha mẹ có thể lựa chọn thuốc bổ cho con bị còi xương biếng ăn
Việc sử dụng thuốc bổ nhằm bổ sung dinh dưỡng, kích thích con ăn ngon là điều mà nhiều cha mẹ lựa chọn. Đây cũng là một trong những phương pháp kết hợp điều trị còi xương biếng ăn ở trẻ mà khiến trẻ không phải ăn quá nhiều, đó còn là chưa kể đến việc bổ sung chất từ đồ ăn với nhiều trẻ có thể rơi vào tình trạng dị ứng món ăn, hoặc không thích các món ăn bổ sung dinh dưỡng. Vì thế, cha mẹ nên và có thể cân nhắc sử dụng thuốc bổ cho trẻ trong trường hợp này.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ khi thấy con mình biếng ăn, cơ thể gầy nhỏ đã vội vàng mua thuốc kích thích ăn uống cho trẻ, không tìm hiểu sự biếng ăn của con mình do đâu. Điều này hết sức sai lầm và ảnh hưởng đến sự phục hồi chứng còi xương biếng ăn ở trẻ.
src2.2. Lưu ý hiểu đúng về thuốc bổ cho trẻ bị còi xương, biếng ăn
Trẻ biếng ăn và còi xương có thể do tâm lý, sinh lý hoặc bệnh lý. Do đó, cần xem xét rõ các nguyên nhân này để khắc phục chứng biếng ăn của trẻ với thuốc bổ phù hợp. Ví dụ, nếu nguyên nhân là vì vị giác của trẻ cảm thấy không ngon, cần thuốc chữa chứng biếng ăn với thành phần kích thích ăn uống hiệu quả, chẳng hạn như kẽm.
Khi lựa chọn sản phẩm thuốc bổ cho trẻ, cha mẹ lưu ý chọn các loại sản phẩm chứa vitamin và khoáng chất, giàu axit amin như kẽm, lysin… để tăng sự ngon miệng cho trẻ. Cần đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hạn sử dụng đảm bảo. Đặc biệt, chọn sản phẩm phù hợp với trẻ (về độ tuổi, mùi vị, thành phần,…) để an tâm bổ sung chất cho trẻ hợp lý.
Cha mẹ cũng nên hiểu rằng, thuốc bổ cho trẻ còi xương và biếng ăn là giải pháp giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng nhanh, giúp giảm áp lực xử lý dinh dưỡng cho tiêu hóa và giúp trẻ hấp thu chất hiệu quả hơn. Tình trạng còi xương biếng ăn không phải là bệnh, nên “thuốc” ở đây không phải là những chỉ định mang tính ép buộc. Cha mẹ có thể cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ cho phù hợp để tình trạng của con được cải thiện phù hợp.
src3. Một vài nguyên tắc cha mẹ lưu ý để cải thiện tình trạng trẻ
Cha mẹ cần xác định nguyên nhân biếng ăn, còi xương của trẻ để điều trị phù hợp. Việc khám dinh dưỡng sẽ giúp cha mẹ nhận thấy những bất thường trong dinh dưỡng trẻ, từ đó, được bác sĩ tư vấn về việc bổ sung chất phù hợp cho con. Hơn nữa, các bác sĩ cũng sẽ giúp cha mẹ nhận rõ con cần bổ sung các chất như thế nào và hình thức bổ sung tương ứng, từ đó lựa chọn thuốc bổ cho trẻ còi xương biếng ăn phù hợp cho con.
>>>>>Xem thêm: Làm cha, làm mẹ, đừng xem nhẹ 4 bệnh thường gặp ở trẻ sau
Cho trẻ đi khám để kiểm tra tình trạng còi xương
Bên cạnh việc thực hiện phác đồ bác sĩ định hướng về việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, bao gồm thuốc bổ phù hợp cho tính trạng còi xương cũng như kích thích trẻ ăn ngon, các dinh dưỡng cần thiết theo bữa và cách bổ sung cho trẻ, cha mẹ cũng chú ý:
– Nên cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn vặt trước bữa ăn.
– Thực đơn cho trẻ cân bằng 4 nhóm chất là bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
– Lựa chọn và ưu tiên những món trẻ yêu thích để giúp trẻ hứng thú hơn với bữa ăn.
– Tránh tình trạng trẻ không tập trung trong ăn uống, vừa ăn vừa chơi, xem điện thoại, tivi,…
Bên cạnh việc sử dụng thuốc bổ cho trẻ còi xương biếng ăn đúng cách, đúng loại, cha mẹ cũng nên khuyến khích con vận động phù hợp để tăng sự linh hoạt, cải thiện tâm trạng, tăng đề kháng và giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, đừng quên đưa con đi khám dinh dưỡng định kỳ theo dõi sự cải thiện của trẻ và có lộ trình điều trị hợp lý cho con tương ứng từng giai đoạn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.