Hiện nay, có 3 hãng vacxin viêm não Nhật Bản được tiêm chủng rộng rãi ở trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo trước khi lựa chọn tiêm ngừa vacxin cho trẻ trong thời gian tới.
Bạn đang đọc: Lựa chọn tiêm ngừa vacxin viêm não Nhật Bản phù hợp với trẻ
1. Vì sao cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ?
Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền qua đường máu, khi mà muỗi hút máu ở những động vật nhiễm bệnh và đốt ở người. Mùa hè là thời điểm bùng phát mạnh, do thời tiết nắng nóng tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và lây nhiễm nguồn bệnh.
Viêm não Nhật Bản là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở nhóm trẻ em dưới 15 tuổi. Đặc biệt là giai đoạn từ 2 đến 8 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao. Đây là giai đoạn hệ miễn dịch còn yếu và trẻ có sự phát triển mạnh mẽ về ham muốn tìm tòi, khám phá thế giới. Tuy nhiên, sự ham học hỏi và tiếp xúc với cộng đồng của trẻ có thể bị cản trở nếu nhiễm bệnh. Bệnh tiềm ẩn nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Khi trẻ nhiễm bệnh, cơ thể sẽ khởi phát đột ngột các triệu chứng sau: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, co giật,… Từ đó trẻ rơi vào tình trạng hôn mê sâu và phải thở bằng máy. Dù giảm thiểu nguy cơ tử vong thì di chứng do bệnh gây ra cũng hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
Vì vậy, chủ động phòng ngừa, giảm nguy cơ nhiễm bệnh là rất cần thiết. Một trong những biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả là tiêm ngừa vacxin đủ liều và đúng lịch. Đặc biệt, cần tiêm vacxin cho trẻ ngay từ sớm để thiết lập hàng rào bảo vệ sức khỏe khỏi sự tấn công của virus gây bệnh.
Trẻ cần tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch
2. Những loại vacxin phòng viêm não Nhật Bản phổ biến
2.1. Tiêm ngừa vacxin Imojev
Vacxin Imojev được nghiên cứu và phát triển của tập đoàn nổi tiếng thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur. Vacxin được sản xuất tại Thái Lan.
Vacxin Imojev sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như:
– Đây là loại vacxin sống giảm động lực tái tổ hợp nên tạo miễn dịch nhanh và bảo vệ lâu dài.
– Ít gây ra những phản ứng tại chỗ như sưng, đau, sốt,…
– Lịch tiêm sớm, có thể chỉ định tiêm ở trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên giúp phòng bệnh sớm hơn.
– Lịch tiêm đơn giản với 2 mũi tiêm, mũi sau cách mũi trước là 1 năm. Đặc biệt, với loại vacxin này chỉ cần tiêm 2 mũi là có miễn dịch bảo vệ suốt đời, thay vì tiêm nhắc lại 3 năm/lần đến khi trẻ 15 tuổi như các vacxin khác. Điều này giúp cha mẹ dễ dàng tuân thủ lịch tiêm, đảm bảo hiệu lực của vacxin.
Sau khi tiêm ngừa vacxin Imojev, trẻ có thể gặp một số phản ứng tại chỗ tiêm hoặc phản ứng toàn thân khác. Bao gồm:
– Thường gặp nhất là sưng nhẹ, đau và vùng da xung quanh chỗ tiêm ửng đỏ.
– Toàn thân: sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, cáu kỉnh, mất cảm giác thèm ăn và nôn.
Vacxin Imojev được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên
2.2. Vacxin Jevax
Vacxin Jevax được nghiên cứu và sản xuất bởi Vabiotech của Việt Nam, được chỉ định tiêm ở trẻ đủ 12 tháng tuổi. Lịch tiêm gồm 3 mũi cơ bản:
– Mũi 1: Thực hiện lần tiêm đầu tiên (càng sớm càng tốt).
– Mũi 2: Thực hiện cách mũi đầu từ 1 – 2 tuần.
– Mũi 3: Thực hiện cách mũi trước sau 1 năm.
Sau khi hoàn thành lịch tiêm cơ bản, cha mẹ cũng cần cho trẻ tiêm nhắc lại mỗi 3 năm/lần cho đến khi đủ 15 tuổi. Điều này nhằm duy trì miễn dịch, đảm bảo “rào chắn” ngăn nguy cơ nhiễm bệnh luôn đạt hiệu quả cao.
Trẻ em tiêm ngừa vacxin Jevax xong có thể gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đây là tín hiệu cơ thể trẻ đang đáp ứng với vacxin nên cha mẹ không nên lo lắng quá.
– Sưng, đỏ tại vị trí tiêm.
– Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ và đau đầu.
2.3. Tiêm ngừa vacxin Jeev
Vacxin Jeev được nghiên cứu, phát triển và sản xuất bởi hãng dược phẩm hàng đầu Ấn Độ. Vacxin được chỉ định tiêm bắp, tuyệt đối không tiêm vào tĩnh mạch trong mọi trường hợp.
Trẻ đủ 12 tháng tuổi trở lên hoàn toàn có thể tiêm ngừa vacxin hãng này. Lịch tiêm cơ bản gồm 2 mũi:
– Mũi 1: Thực hiện mũi tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: Thực hiện sau 4 tuần kể từ khi tiêm mũi đầu.
Vacxin Jeev được đánh giá có độ an toàn cao tuy nhiên ở tùy từng thể trạng của mỗi trẻ mà sẽ có một vài phản ứng sau tiêm khác nhau. Các phản ứng này đều ở mức độ nhẹ, xảy ra trong vòng 3 ngày đầu sau tiêm và tự biến mất. Điển hình như:
– Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng, đau, có quầng đỏ xung quanh vị trí tiêm.
– Phản ứng toàn thân: sốt, đau nhức các cơ, mệt mỏi, quấy khóc, ban đỏ, trẻ giảm sự thèm ăn,…
– Hệ thần kinh trung ương và ngoại vi: đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ,…
– Phản ứng về tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…
Tìm hiểu thêm: Bí quyết giảm đau cho mẹ bầu khi tiêm uốn ván bị đau bắp tay
Trẻ sẽ có phản ứng sau tiêm ở mức độ nhẹ và tự biến mất nên cha mẹ không cần quá lo lắng
3. Quên tiêm mũi nhắc lại có sao không?
Có một tình trạng gặp phải là một số cha mẹ quên mất lịch tiêm nhắc lại cho trẻ bởi lịch tiêm quá dài. Hoặc một số khác cho rằng trẻ chỉ cần tiêm đủ liều cơ bản là có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả suốt đời.
Thực tế, đối với các loại vacxin có chỉ định tiêm mũi nhắc, hiệu quả miễn dịch từ vacxin liều cơ bản sẽ suy giảm theo thời gian. Nếu trẻ không bổ sung mũi nhắc lại sẽ tạo ra “khoảng trống miễn dịch” và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Vì vậy, chuyên gia y tế khuyến cáo tiêm phòng là biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả tối ưu. Để đạt được hiệu quả cao thì cần tiêm đầy đủ các mũi cơ bản và mũi tiêm nhắc.
4. Khuyến cáo an toàn trong tiêm ngừa vacxin cho trẻ
Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong tiêm chủng, cha mẹ cần tuân thủ một số điều sau:
– Mang đầy đủ phiếu tiêm, sổ tiêm khi đưa con tới cơ sở tiêm chủng.
– Nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc gặp bất kỳ vấn đề nào khác thì cha mẹ nên báo cho bác sĩ trong khi khám sàng lọc.
– Sau tiêm trẻ cần được theo dõi 30 phút tại cơ sở y tế và tiếp tục theo dõi 24h tiếp theo tại nhà.
– Nếu thấy trẻ có những phản ứng nặng sau tiêm như sốt cao đột ngột, co giật, người tím tái, khó thở,… thì cần đưa tới bệnh viện để kiểm tra và can thiệp kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Tiêm vacxin sởi có sốt không và những điều cần lưu ý khi tiêm sởi
Cha mẹ cần báo cho bác sĩ nếu trẻ có đang gặp vấn đề sức khỏe
Trên đây là thông tin về 3 loại vacxin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em hiện nay. Hy vọng cha mẹ có thêm hiểu biết để đưa con đi tiêm ngừa vacxin sớm và đầy đủ nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.