Lưu ý cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh chóng và gây ra những biến chứng không đoán trước được. Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, sốt xuất huyết có thể gây tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vậy bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý gì? 

Bạn đang đọc: Lưu ý cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu

1. Mẹ bầu bị sốt xuất huyết – Đừng chủ quan với biến chứng nguy hiểm 

Sốt xuất huyết ban đầu có vẻ như là một bệnh lý thông thường và ít gây nguy hiểm, tuy nhiên, thực tế là nó có thể lây lan một cách nhanh chóng và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Trong khoảng thời gian từ 2 đến 7 ngày sau khi mắc bệnh, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn với những dấu hiệu như:

– Hạ tiểu cầu: Biến chứng hạ tiểu cầu không gây mệt mỏi hay suy nhược cơ thể. Do đó, nhiều người khỏe mạnh có thể chủ quan và không theo dõi tình trạng này cho đến khi xuất hiện những trường hợp xuất huyết nặng.

– Sốt cao: cơ thể sốt cao có thể lên đến 40,5 độ C.

– Cô đặc máu: Biến chứng cô đặc máu thường liên quan đến các triệu chứng mệt mỏi, đau vùng gan, buồn nôn và nôn mửa, lơ mơ và suy nhược, thường kéo dài trong khoảng 24-48 giờ.

Lưu ý cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu là đối tượng dễ bị sốt xuất huyết

Ngoài ra, bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng xuất huyết: xuất huyết trên da (xuất huyết dưới da dưới dạng chấm đỏ nhỏ tạo thành một vết bầm tím, xuất huyết tại vị trí tiêm hoặc lấy máu); xuất huyết trên niêm mạc (chảy máu cam, chảy máu chân răng); xuất huyết trong các cơ quan nội tạng (xuất huyết trong đường tiêu hoá, xuất huyết trong não, chảy máu phổi, chảy máu trong cơ thể).

Sốt xuất huyết là một bệnh do vi rút Dengue gây ra với 4 loại vi rút được đánh dấu là D1, D2, D3, D4. Miễn dịch hình thành sau khi mắc bệnh chỉ có hiệu quả tương đối đối với từng loại. Do đó, người bệnh có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần do các loại vi rút khác nhau.

Với những biến chứng như trên, bệnh sốt xuất huyết được đánh giá là nguy hiểm và mẹ bầu càng không thể chủ quan khi bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu.

2. Bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu có sao không? 

Hiện tại, không có chỉ định rõ ràng yêu cầu phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết phải đình chỉ thai sớm. Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai khi mắc bệnh và điều trị thành công vẫn có thể sinh con bình thường mà không gặp vấn đề gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên, không thể loại trừ hoàn toàn các nguy cơ tiềm ẩn đối với cả mẹ và thai nhi như sau:

– Giảm tiểu cầu: Đây có thể là một nguy cơ nghiêm trọng đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, khi có mức độ giảm tiểu cầu nặng, có thể gây ra các biến chứng trong quá trình sử dụng các phương pháp y tế giúp giảm đau cho phụ nữ trong quá trình chuyển dạ.

– Sinh non và thai nhi nhẹ cân: Sốt xuất huyết có nguy cơ gây sinh non và thai nhi sinh ra có cân nặng thấp, thậm chí có thể dẫn đến thai lưu trong trường hợp thai phụ mắc bệnh nặng trong tháng thứ hai và thứ ba của thai kỳ.

– Sảy thai: Sốt xuất huyết trong ba tháng đầu thai kỳ có thể tăng nguy cơ dọa sảy ở chị em phụ nữ.

Nguy cơ lây truyền sốt xuất huyết từ mẹ sang thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ là rất thấp, chỉ xảy ra khi thai phụ mắc bệnh vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Đến nay, chưa có sự khẳng định chắc chắn về khả năng sốt xuất huyết gây ra dị tật cho trẻ. Vì vậy, bị sốt xuất huyết khi mang thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất chủ yếu sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng sảy thai và sinh non ở sản phụ.

3. Lưu ý cần nhớ với sản phụ bị sốt xuất huyết

Khi phát hiện các dấu hiệu như ho, sốt hoặc viêm đường hô hấp, có khả năng cao rằng sản phụ đang mắc phải các bệnh liên quan đến cảm cúm hoặc sốt xuất huyết. Trong tình huống này, việc quan trọng cho các bà bầu là giữ tâm trạng bình tĩnh và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Nếu thai phụ bị sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ hướng dẫn theo dõi tình trạng và uống dung dịch oresol. Tuy nhiên, nếu vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5 của bệnh, thai phụ có các triệu chứng xuất huyết, giảm tiểu cầu hoặc tổn thương gan và thận cần nhập viện để được chăm sóc và điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Tìm hiểu thêm: Ung thư tử cung có lây không? là mối lo ngại hàng đầu

Lưu ý cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên kiêng tránh tắm nước lạnh, ăn nhiều hoa quả, vitamin để tăng cường sức đề kháng

Trong giai đoạn này, thai phụ sẽ được truyền dung dịch nhằm làm mỏng máu, theo dõi tiểu cầu trong trường hợp cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ, được bổ sung chất lỏng và điện giải, đo mạch và huyết áp, cùng sự chăm sóc từ nhân viên y tế tại bệnh viện.

Song song với quá trình điều trị, thai phụ cần tuân thủ các hướng dẫn sau:

– Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh và tránh gió, cũng như cách ly bản thân với nguồn nhiễm bệnh.

– Tăng cường ăn uống, bổ sung vitamin, khoáng chất để cơ thể khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch.

– Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ, vì điều này có thể làm tăng tình trạng bệnh và ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết cho mẹ bầu 

Bị sốt xuất huyết khi mang thai là điều mà không ai mong muốn. Vì vậy để đề phòng bệnh, bạn cần tập trung vào việc tiêu diệt muỗi, kiểm soát sự phát triển của lăng quăng và bọ gậy, cũng như ngăn chặn bị muỗi đốt.

Những biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết hiệu quả đang được khuyến cáo như sau:

– Đậy kín tất cả các nơi chứa nước để ngăn muỗi đẻ trứng.

– Sử dụng cá trong các nơi chứa nước lớn như bể, giếng, chum, vại để tiêu diệt lăng quăng và bọ gậy.

– Thu gom và loại bỏ các vật liệu rác trong và xung quanh nhà, dọn sạch bụi cây, bẹ lá rơi tạo thành rác và môi tường ẩm thấp cho muỗi sinh sôi. Đồng thời, duy trì vệ sinh nhà cửa, sân vườn và đảm bảo không để đọng nước tại các bể chứa ít sử dụng.

– Đổ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn hoặc tủ đựng chén bát và thường xuyên thay nước trong bình hoa.

Để phòng chống muỗi cắn, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

– Mặc quần áo dài tay.

– Sử dụng màn che khi ngủ, kể cả vào ban ngày.

– Sử dụng các sản phẩm như bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem chống muỗi hoặc vợt điện để tiêu diệt muỗi.

– Sử dụng rèm cửa hoặc màn hóa chất chống muỗi.

Lưu ý cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu

>>>>>Xem thêm: Quy trình cắt khâu tầng sinh môn

Khi phát hiện sốt xuất huyết, mẹ bầu nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời

Có thể nói, sốt xuất huyết là lây lan nhanh trong cộng đồng và đối tượng phụ nữ mang thai rất dễ bị nhiễm bệnh. Việc nhiễm bệnh gây nên những dị tật cho thai nhi là chưa được kiểm chứng chắc chắn. Nhưng không thể phủ nhận những biến chứng nguy hiểm khác như: sảy thai, sinh non khi mẹ bầu bị sốt xuất huyết cho thể xảy ra.

Đồng thời, việc tự ý sử dùng thuốc trị bệnh cũng có thể là 1 nguyên nhân lớn gây dị tật ở thai nhi. Vì vậy, việc đi khám thai định kì và không tự ý dùng thuốc chữa bệnh khi phát hiện bản thân bị sốt xuất huyết là rất quan trọng. Nếu mẹ bầu còn câu hỏi thắc mắc, hãy để lại thông tin liên hệ để Thu Cúc TCI hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *