Bạn có biết rằng, nhiều trẻ sinh non được cứu sống nhưng lại mang nguy cơ mù cả 2 mắt vĩnh viễn do điều trị bong võng mạc ở trẻ sinh non muộn màng. Trong khi đó, việc phát hiện sớm và điều trị bong võng mạc ở trẻ đòi hỏi phải tiến hành sớm và kịp thời. Vậy trong quá trình điều trị đó cần lưu ý gì? Tìm hiểu ngay qua bài viết này cùng Thu Cúc TCI nha.
Bạn đang đọc: Lưu ý khi điều trị bong võng mạc ở trẻ sinh non
1. Tầm soát bong võng mạc ở trẻ sinh non rất quan trọng
Bong võng mạc trẻ sinh non là một căn bệnh phức tạp mà ở giai đoạn đầu không thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Bề ngoài, đôi mắt của bé sinh non trông có vẻ bình thường. Tuy nhiên nhưng khi triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện, thì thường đã quá muộn để chữa trị. Vì thế, việc kiểm tra sàng lọc với bác sĩ chuyên khoa mắt trong khoảng 4 tuần sau sinh là cực kỳ quan trọng. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm bệnh và tăng cơ hội điều trị thành công.
Lưu ý: Tầm soát trước điều trị (minh họa)
Ở Việt Nam, việc tầm soát bệnh võng mạc ở trẻ sinh non được thực hiện cho tất cả các trẻ có những đặc điểm sau:
– Sinh non khoảng dưới 34 tuần tuổi.
– Cân nặng bé sinh non khi sinh dưới 2kg.
– Có các yếu tố nguy cơ cao như suy hô hấp, thở oxy kéo dài, thiếu máu, nhiễm trùng và các tình trạng tương tự.
Quá trình phát hiện bệnh thường bắt đầu bằng việc nhỏ thuốc giãn đồng tử. Từ đó, cho phép bác sĩ quan sát toàn bộ võng mạc của bé. Tiếp theo, bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ thực hiện kiểm tra và đánh giá mắt của trẻ bằng bộ thiết bị chuyên dụng. Cụ thể bao gồm máy đặc biệt và đèn soi đáy mắt gián tiếp, tương tự như một thấu kính hội tụ.
Nhờ quá trình tầm soát đơn giản này, việc phát hiện bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh non được thực hiện kịp thời, giúp cải thiện hiệu quả điều trị và nâng cao cơ hội hồi phục cho các bé mắc bệnh.
2. Chuẩn bị 3 thứ trước khi đi khám mắt
Để giúp việc thăm khám diễn ra suôn sẻ, trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra mắt, quý phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:
Tìm hiểu thêm: Tròng kính đổi màu siêu mỏng và những điều cần biết!
Lưu ý: Chuẩn bị trước khi đi khám mắt (minh họa)
2.1 Đăng ký trước ngày khám:
Bố mẹ có thể đăng ký qua mạng, điện thoại hoặc trực tiếp tại cơ sở y tế mà không cần đưa trẻ theo. Đến đúng ngày và giờ đã hẹn để tránh thời gian chờ đợi.
2.2 Trẻ cần nhịn bú ít nhất 1 giờ trước khi khám:
Trẻ nhỏ thường khóc trong quá trình khám và việc hít sặc sữa có thể nguy hiểm và gây tử vong. Nhịn bú trước đó giúp phòng tránh tình huống này.
2.3 Mang theo giấy tờ cần thiết:
Hãy mang theo giấy xuất viện, giấy giới thiệu khám mắt, kết quả khám thai và siêu âm của mẹ, phiếu hẹn tái khám,… Nhớ cung cấp cho bác sĩ tất cả các chi tiết liên quan đến thời gian mang thai trước đây cũng như giai đoạn sơ sinh của bé.
>>>>>Xem thêm: 2 đường lây truyền bệnh đau mắt đỏ, bạn đã biết?
Lưu ý: Mang theo giấy tờ cần thiết (minh họa)
Những điều trên sẽ giúp đảm bảo quá trình khám mắt cho trẻ diễn ra thuận lợi và đáng tin cậy.
3. Nguyên lý và phương pháp điều trị bong võng mạc ở trẻ sinh non
3.1. Về nguyên lý điều trị
Nguyên lý chung trong việc điều trị bong võng mạc ở trẻ sinh non là:
– Ngăn ngừa kịp thời bong võng mạc do bệnh tiến triển nặng hơn.
– Giảm tối thiểu nguy cơ hình thành thêm võng mạc vô mạch.
3.2 Về phương pháp điều trị
Điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh, hiện nay có các phương pháp sau đang được áp dụng:
– Phẫu thuật laser (hay Ngưng kết quang học – photocoagulation):
Phương pháp này sử dụng tia laser để tạo những nốt sẹo nhỏ trên võng mạc. Từ đó, ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu bất thường. Thậm chí còn đề phòng bong võng mạc.
– Liệu pháp làm lạnh (hay Lạnh đông – cryotherapy):
Dùng đầu kim loại làm lạnh để tác động gián tiếp lên võng mạc thông qua củng mạc. Sau đó, tạo sẹo bên trong võng mạc để ngăn chặn lan rộng của các mạch máu bất thường và bong võng mạc.
– Thắt củng mạc:
Đặt dải silicone xung quanh lòng trắng của mắt và dán chặt vào đó. Điều này để giữ võng mạc trên thành sau của mắt lâu hơn. Khi mắt của bé phát triển ổn định, miếng khóa silicone sẽ được loại bỏ để tránh cận thị.
– Loại bỏ đi dịch thủy tinh (vitrectomy):
Thủ thuật này sẽ loại bỏ dịch thủy tinh trong mắt trẻ. Từ đó, thay thế bằng dung dịch saline nước muối sinh lý. Bác sĩ sau đó có thể lột hoặc cắt bỏ sẹo trên võng mạc. Nhờ vậy mà giúp chúng giãn ra và nằm sát vào thành sau mắt. Thường chỉ áp dụng cho trẻ mắc bệnh võng mạc ở giai đoạn 5 (bong toàn bộ võng mạc).
Những phương pháp trên đều nhằm mục tiêu kiểm soát và điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả. Việc lựa chọn phương pháp thích hợp phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.
4. Lưu ý: Tái khám và theo dõi
Hiệu quả của các biện pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trường hợp trẻ bị mắc bệnh nhẹ và được phát hiện sớm, triển vọng điều trị sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi bệnh võng mạc đã nặng thì rất khó nói trước. Thậm chí, dù có sử dụng phương pháp điều trị nào, tỷ lệ mất thị lực vẫn rất cao. Đôi khi, khi bệnh được chẩn đoán muộn và đã tiến đến giai đoạn bong võng mạc, tình trạng mù lòa có thể xảy ra và kéo dài vĩnh viễn.
Dù có kết quả điều trị tốt, vẫn có thể xuất hiện một số biến chứng muộn. Cụ thể như cận thị, lác/lé mắt, nhược thị, và tăng nhãn áp… Chức năng thị lực sau này của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình trưởng thành. Vì vậy việc theo dõi lâu dài tại bệnh viện chuyên khoa mắt – nhi là cần thiết. Nhờ vậy, phụ huynh có thể dễ phát hiện và can thiệp kịp thời cho bé. Đặc biệt, cần quan tâm đến những trường hợp chỉ một bên mắt bị bệnh hoặc mức độ bệnh không đồng đều ở cả hai mắt.
Để đảm bảo an toàn cho mắt của trẻ, cha mẹ không nên bỏ qua việc đưa bé đi kiểm tra mắt định kỳ. Việc tuân thủ lịch hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng. Đối với trẻ sinh non có nguy cơ cao, việc tầm soát sàng lọc bệnh ngay sau khi sinh là điều cần thiết để phát hiện bệnh võng mạc sớm. Từ đó tránh biến chứng mù lòa cho bé.
Kết luận
Hy vọng những thông tin lưu ý khi điều trị bong võng mạc ở trẻ sinh non hữu ích với các phụ huynh. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trẻ sinh non gặp phải, hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được giải đáp nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.