Lưu ý khi khám thai: Phụ nữ có thai có nên khám phụ khoa không?

Mang thai là giai đoạn cực kỳ quan trọng với các mẹ bầu. Trong thai kỳ, thai phụ cần phải thực hiện khám thai thường xuyên, đặc biệt cẩn trọng với những dấu hiệu bất thường vì chỉ cần một thay đổi nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chưa kể, tình trạng viêm nhiễm phụ khoa thường xuyên xảy ra ở các mẹ bầu. Những vấn đề này khiến các mẹ thắc mắc liệu phụ nữ có thai có nên khám phụ khoa không?

Bạn đang đọc: Lưu ý khi khám thai: Phụ nữ có thai có nên khám phụ khoa không?

1. Mẹ bầu đi khám thai, có nên khám phụ khoa không?

Khám phụ khoa là một trong những bước kiểm tra sức khỏe được bác sĩ Sản phụ khoa khuyến cáo chị em phụ nữ nên thực hiện thường xuyên. Thông thường, chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng, 1 năm một lần. Ngoài ra, khi vùng kín có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, chúng ta cũng cần thực hiện khám phụ khoa để nắm rõ vấn đề của bản thân, từ đó được chỉ dẫn phương án điều trị phù hợp, an toàn.

Lưu ý khi khám thai: Phụ nữ có thai có nên khám phụ khoa không?

Khám phụ khoa là một trong những việc mà chị em cần chú ý thực hiện để đảm bảo sức khỏe của bản thân

Tuy nhiên, với thai phụ, việc khám phụ khoa có nên không? Liệu mang thai có thể khám phụ khoa khi có các triệu chứng bất thường? Bác sĩ chuyên khoa khẳng định, phụ nữ mang thai càng cần thực hiện khám phụ khoa, nhất là khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ viêm nhiễm. Thế nhưng, vẫn có nhiều mẹ cho rằng trong quá trình mang thai, việc khám phụ khoa là không cần thiết và có thể sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Chị em cần hiểu rằng, trong thai kỳ, hoạt động của các tuyến nội tiết đều sẽ thay đổi. Các hormone estrogen và progesterone gia tăng, giúp duy trì sự phát triển của thai nhi và hỗ trợ các mạch máu nuôi dưỡng bào thai. Từ đó, người mẹ cũng nhận thấy một số dấu hiệu bất thường về sinh lý như khí hư ra nhiều, pH âm đạo thay đổi,… Lúc này, vi khuẩn, nấm rất dễ xâm nhập, gây ra các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung,…

Theo các nghiên cứu được thực hiện, những mẹ bầu ở độ tuổi từ 18 đến 30 là đối tượng dễ mắc bệnh phụ khoa nhất trong thai kỳ, tỷ lệ chiếm tới hơn 70%. Ngoài ra, ở độ tuổi từ 30 trở lên, tỷ lệ thai phụ bị bệnh phụ khoa cũng rất cao, thường trên 60%. Đó chính là lý do các bác sĩ Sản khoa đặc biệt khuyên mẹ bầu nên khám thai, kiểm tra sức khỏe phụ khoa trong quá trình mang thai để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong thai kỳ.

2. Mức độ quan trọng của việc khám phụ khoa trong quá trình mang thai? Khám phụ khoa có nguy hiểm cho thai nhi không?

Nhiều mẹ bầu cho rằng việc quản lý thai kỳ chỉ gói gọn trong việc theo dõi sức khỏe thai nhi, kiểm tra các vấn đề bên trong cơ thể mẹ như tử cung, túi ối,… mà không biết rằng việc khám phụ khoa cũng vô cùng quan trọng, có ý nghĩa rất lớn, quyết định một thai kỳ khỏe mạnh.

2.1. Phụ nữ có thai có nên khám phụ khoa không? Ý nghĩa, mức độ quan trọng của việc khám phụ khoa khi thực hiện khám thai

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa, thai nhi có thể gặp một số nguy cơ như:

– Vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn xâm nhập sâu vào tử cung, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, dẫn đến viêm phổi, suy giảm hệ hô hấp, viêm kết mạc, ảnh hưởng thị lực, viêm da,…

– Khiến thai nhi phát triển kém, nguy cơ sinh non tăng cao.

– Những bệnh phụ khoa nguy hiểm như sùi mào gà, lậu, giang mai,… có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lên thai nhi, khiến bé nhiễm bệnh trong quá trình ra ngoài qua âm đạo của mẹ hoặc nhiễm qua dây rốn.

Với thai phụ, ngoài gặp phải những triệu chứng bệnh lý điển hình, gây khó chịu trong thai kỳ, mẹ còn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như:

– Nhiễm trùng túi ối.

– Sinh non.

– Mẹ dễ bị ung thư cổ tử cung sau sinh với những trường hợp viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung phát triển, diễn biến phức tạp.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn kinh nguyệt khi mắc covid: Nguyên nhân và cách điều trị

Lưu ý khi khám thai: Phụ nữ có thai có nên khám phụ khoa không?

Có thai có nên khám phụ khoa không? Câu trả lời là có vì trong thai kỳ, các mẹ rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng

Vì vậy, việc khám phụ khoa trong quá trình mang thai có thể giúp chị em chủ động phòng tránh bệnh lý, hạn chế được những biến chứng đáng ngại trong thai kỳ. Với những trường hợp đã bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai, việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng thực tế của các mẹ, hỗ trợ tư vấn, đưa ra hướng xử lý phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.

2.2. Chị em có thai có nên khám phụ khoa không? Khám phụ khoa có gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Khám phụ khoa liệu có gây nguy hiểm cho thai nhi không là vấn đề mà hầu hết mẹ bầu lo ngại. Tuy nhiên, bác sĩ Sản khoa cho biết những lo lắng này hoàn toàn không có cơ sở.

Bởi lẽ, trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ y tế chuyên dụng để tiến hành khám, kiểm tra phần ngoài bộ phận sinh dục của người mẹ. Thao tác của bác sĩ không hề chạm vào thai nhi, vì vậy không gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.

Trong trường hợp thai phụ mắc bệnh phụ khoa, đe dọa đến quá trình phát triển ổn định của thai nhi, thông qua việc thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn mẹ cách điều trị, xử lý cho phù hợp với tình trạng hiện tại. Ngoài ra, các mẹ cần chủ động giữ gìn vệ sinh “cô bé” đúng cách để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Như vậy, mẹ bầu cũng không cần lo ngại đến vấn đề điều trị trong thời gian mang thai.

3. Các mẹ cần lưu ý những gì khi khám phụ khoa trong thai kỳ

Quá trình khám phụ khoa cho thai phụ sẽ hơi khác một chút với khám phụ khoa cho chị em phụ nữ không trong thai kỳ. Bởi vậy, các mẹ cần sáng suốt, nắm rõ một vài lưu ý sau đây để có thể tự tin, yên tâm hơn khi thực hiện khám phụ khoa.

– Lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín, quy trình thăm khám rõ ràng, đảm bảo hiệu quả.

– Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi thực hiện thăm khám. Tuy nhiên, bạn lưu ý không thụt rửa sâu âm đạo, tránh tổn thương.

– Không dùng đồ lót quá chật.

– Tâm lý thoải mái, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khám bệnh, ghi chú lại tiền sử bệnh lý, thai kỳ trước khi đi khám để có thể chia sẻ, trao đổi đầy đủ thông tin cần thiết với bác sĩ.

Lưu ý khi khám thai: Phụ nữ có thai có nên khám phụ khoa không?

>>>>>Xem thêm: Một số biện pháp làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng

Các mẹ nên thoải mái trao đổi với bác sĩ trong quá trình khám thai, khám phụ khoa để đạt được hiệu quả chẩn đoán chính xác, có biện pháp xử lý tốt nhất các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa trong thời gian mang thai

– Không phát sinh quan hệ tình dục trước buổi khám.

– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, đồ ngọt để tránh kích thích dịch tiết âm đạo.

Vùng kín là vùng rất nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữ và cũng là nơi dễ bị tổn thương, xâm lấn bởi sự tấn công của vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn. Đặc biệt, trong thai kỳ, khi sức khỏe người thai phụ đang không tốt, khả năng đề kháng tự nhiên kém, hệ nội tiết rối loạn, bệnh viêm nhiễm phụ khoa càng dễ xuất hiện, đi kèm với những biến chứng, triệu chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc khám thai, khám phụ khoa là cần thiết và mẹ bầu có thể dựa trên những tiêu chí sau để lựa chọn cơ sở khám, phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ cho hiệu quả:

– Chọn địa chỉ có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh Sản phụ khoa.

– Cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhu cầu của chị em trong thai kỳ.

– Dịch vụ an toàn, cẩn thận và chu đáo.

Hiện nay, Thu Cúc TCI là một trong những đơn vị được đánh giá cao về dịch vụ khám thai, quản lý thai kỳ cho các mẹ bầu. Với các gói Thai sản từ tuần 8 đến khi chuyển dạ, các mẹ sẽ được chăm sóc chu đáo, đảm bảo quá trình mang thai diễn ra thuận lợi. Các vấn đề về sức khỏe phụ khoa, sức khỏe thai sản của mẹ được duy trì ổn định, được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương án xử lý phù hợp trong các buổi khám thai định kỳ. Từ đó, thai phụ trải qua từng tuần thai với tâm thế tự tin, vững vàng, sẵn sàng “vượt cạn”.

Hàng nghìn ca sinh đã được thực hiện tại Thu Cúc TCI. Hàng nghìn mẹ bầu đã có một ca sinh thuận lợi, “mẹ tròn con vuông” và hoàn toàn ổn định, khỏe mạnh sau thai kỳ. Vậy nên, các mẹ hãy chú trọng tới vấn đề khám, quản lý thai kỳ cũng như kiểm tra sức khỏe phụ khoa khi mang thai, tránh để những suy nghĩ lệch lạc khiến chúng ta băn khoăn: “Có thai có nên khám phụ khoa không?”

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *