Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp kiểm soát tốt cơn đau, giảm đi cảm giác tê bì. Đồng thời, phương pháp này còn hỗ trợ cải thiện dây thần kinh bị tổn thương và các vấn đề liên quan.
Bạn đang đọc: Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa tại nhà
1. Tác dụng của việc xoa bóp bấm huyệt với người bị đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa (còn gọi là đau dây thần kinh hông) là một dạng tổn thương dây thần kinh do bị chèn ép. Căn bệnh này làm phát sinh cảm giác đau nhức trên cơ thể dọc theo đường đi từ thắt lưng tới ngón chân của dây thần kinh tọa. Ngoài ra, tình trạng đau thần kinh tọa còn gây yếu, tê bì ở những khu vực bị ảnh hưởng, đôi khi bị mất kiểm soát ruột và bàng quang với trường hợp nặng.
1.1. Tác dụng chính của việc xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa
Đối với dây thần kinh tọa bị tổn thương, người bệnh chủ yếu được dùng thuốc trị đau dây thần kinh tọa kết hợp với vận động đúng cách nhằm giúp cải thiện tổn thương, giảm bớt triệu chứng và khắc phục căn nguyên bệnh.
Tuy nhiên, ngoài các phương pháp điều trị kể trên, bệnh nhân có thể áp dụng cách xoa bóp bấm huyệt để giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau thần kinh tọa và giảm các triệu chứng ngay tại nhà. Việc sử dụng lực bàn tay và ngón tay sẽ giúp cho bệnh nhân được kích thích lưu thông máu, giảm đau đớn, tăng cường chức năng vận động. Đồng thời nó sẽ hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành những tổn thương và giảm sự chèn ép dây thần kinh tọa.
Ngoài ra, khi thực hiện xoa bóp và tác động một lực thích hợp lên các huyệt vị quan trọng, cơ và mạch máu có thể được thư giãn, giúp cho khí huyết lưu thông tốt, giảm bớt cảm giác tê bì và hỗ trợ cải thiện dị cảm.
Xoa bóp bấm huyệt giúp hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành những tổn thương và giảm sự chèn ép dây thần kinh tọa
1.2. Một số tác dụng khác của việc xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa
Bên cạnh tác dụng chính thì việc xoa bóp bấm huyệt cũng mang tới những lợi ích khác cho người bệnh như:
– Gia tăng sự lưu thông máu và dưỡng chất, giúp bảo vệ và tăng cường chức năng của sụn và khớp.
– Gia tăng mức độ linh hoạt và chống hiện tượng thoái hóa khớp sớm.
– Hạn chế việc bị cứng khớp vào buổi sáng và giúp cải thiện khả năng vận động.
– Giảm triệu chứng đau lưng và nhức mỏi cột sống.
Chính bởi những điều trên, bên cạnh việc uống thuốc điều trị và các bài tập trị liệu, bệnh nhân có thể áp dụng thêm phương pháp xoa bóp bấm huyệt để hỗ trợ chữa đau thần kinh tọa, giảm tê bì và đau nhức. Đồng thời, nó cũng giúp hạn chế tình trạng lệ thuộc vào thuốc và tránh các tác dụng phụ khi phải dùng thuốc kéo dài.
Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu mờ mắt: Triệu chứng và cách điều trị
Bệnh nhân có thể áp dụng thêm phương pháp xoa bóp bấm huyệt để hỗ trợ chữa đau thần kinh tọa
2. Lưu ý cần biết khi xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa tại nhà
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt có khả năng hỗ trợ đắc lực trong việc giảm đau, tê bì, mang đến nhiều lợi ích và cũng là biện pháp dễ thực hiện, khá an toàn. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số điều dưới đây trước khi thực hiện phương pháp này:
– Tuy mang đến nhiều lợi ích nhưng biện pháp xoa bóp bấm huyệt chỉ có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa và giảm các triệu chứng tạm thời. Liệu pháp này không có khả năng giúp điều trị dứt điểm bệnh lý cũng như căn nguyên gây nên bệnh. Vì thế, để bệnh đau thần kinh tọa được kiểm soát hoàn toàn, bệnh nhân nên kết hợp giữa liệu pháp xoa bóp bấm huyệt với thuốc và một vài phương pháp điều trị chuyên sâu khác.
– Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, việc kết hợp giữa xoa bóp bấm huyệt trong quá trình điều trị có thể giúp kiểm soát sự tiến triển nặng của bệnh, tăng khả năng giảm đau, giảm sự tê bì.
– Để chữa bệnh đau thần kinh tọa bằng biện pháp xoa bóp bấm huyệt, bệnh nhân có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức nghiêm trọng hoặc cơn đau không có sự thuyên giảm sau vài ngày thực hiện, bệnh nhân nên đến bệnh viện uy tín và nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
– Bệnh nhân không xoa bóp bấm huyệt và không sử dụng tinh dầu nếu nhận thấy vùng da bên ngoài có vết thương hở, bị trầy xước hoặc đau nhức do viêm da cơ địa, lở loét, viêm nhiễm, viêm khớp vảy nến, vảy nến hoặc những bệnh da liễu mạn tính khác.
– Khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt cần cắt gọn móng tay và vệ sinh tay sạch sẽ để giúp phòng ngừa việc bị trầy xước, chảy máu huyệt vị, bầm tím và bị nhiễm trùng.
– Tùy thuộc vào mức độ đau đớn và mục đích điều trị, bệnh nhân nên điều chỉnh lực tác động sao cho phù hợp. Không nên dùng lực quá nhẹ hoặc quá mạnh bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của việc điều trị.
– Đối với các trường hợp nặng, dây thần kinh tổn thương gây tình trạng đau nhức nghiêm trọng, đau từ thắt lưng lan dọc xuống bắp chân, đau nhói và sâu ở bên trong, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp chữa trị phù hợp. Bởi việc xoa bóp bấm huyệt với các trường hợp nặng thường không mang đến hiệu quả cao.
– Không được tự ý xoa bóp bấm huyệt tại nhà đối với phụ nữ mang thai. Bởi nếu không thực hiện đúng cách hoặc tác động lực lên các huyệt vị không phù hợp, tử cung có thể bị co bóp dẫn tới động thai hoặc sảy thai.
>>>>>Xem thêm: 4 nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ người trẻ thường gặp
Xoa bóp bấm huyệt chỉ có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa và giảm các triệu chứng tạm thời chứ không thể trị dứt điểm bệnh
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt có tác dụng đắc lực trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức, giảm tê bì, kích thích lưu thông máu và dinh dưỡng, đồng thời tăng khả năng chữa lành tổn thương dựa trên tác động vật lý. Tuy nhiên, để căn bệnh này được khắc phục hoàn toàn, bệnh nhân nên kết hợp liệu pháp xoa bóp bấm huyệt với thuốc, lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học,… và một vài phương pháp điều trị chuyên sâu khác dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.