Việc sử dụng mặt dán sứ Veneer là một phương pháp phổ biến trong nha khoa để cải thiện vẻ đẹp của răng miệng. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả như mong muốn và bền vững, việc tuân thủ các lưu ý trước và sau khi sử dụng là vô cùng quan trọng.
Bạn đang đọc: Lưu ý trước và sau khi sử dụng mặt dán sứ Veneer
1. Tìm hiểu chung về mặt dán sứ Veneer
Dán sứ Veneer đem lại ưu điểm về tính thẩm mỹ
1.1 Thế nào là thực hiện dán sứ Veneer?
Mặt dán sứ Veneer không chỉ là kỹ thuật phổ biến mà còn là xu hướng thẩm mỹ nha khoa. Tuy chỉ được đưa vào thực hiện ở Việt Nam khoảng 10 năm trước, nhưng trong khoảng thời gian gần đây, nó đã trở thành một lựa chọn ưa thích của nhiều người, đặc biệt là những người muốn cải thiện vẻ ngoài thẩm mỹ của răng.
Đây là một kỹ thuật nha khoa thực hiện khá phức tạp. Quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ cũng như chuyên môn cao của bác sĩ. Để đạt được kết quả mong muốn, quá trình dán mặt sứ Veneer phải được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác.
Đầu tiên, để gắn mặt sứ mỏng chỉ khoảng 0.3-0.5mm lên răng thật. Bác sĩ sẽ phải tiến hành mài nhãn mặt trước của răng. Sau đó, mặt sứ sẽ được gắn vào bằng keo dán chuyên dụng. Nhờ vào quá trình này, mặt sứ sẽ được cố định chắc chắn, đảm bảo tính ổn định và độ bám.
1.2 Cấu tạo của mặt dán sứ Veneer
Mặt dán sứ Veneer được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Ví dụ như composite, sứ nha khoa và các vật liệu hybrid. Tuy nhiên, dựa trên các bằng chứng y khoa và hướng dẫn sử dụng từ các hãng sản xuất sứ, vật liệu sứ chứa thành phần pha thuỷ tinh đang được coi là lựa chọn tối ưu nhất cho các chuyên gia nha khoa.
Nhóm vật liệu này được đánh giá cao về khả năng đáp ứng các yêu cầu thẩm mỹ, độ bền. Và đặc biệt là khả năng kết dính cao với mô răng thật thông qua hệ thống keo dán và cement chuyên biệt. Có hai loại vật liệu chính được bác sĩ chỉ định sử dụng: sứ đắp thiêu kết hoặc sứ thuỷ tinh.
Hiện nay, nhóm vật liệu này đang được công nhận là có tỉ lệ thành công cao và tồn tại lâu dài trên lâm sàng, với thời gian theo dõi lên đến 15 năm. Điều này chứng tỏ tính hiệu quả và độ tin cậy của các vật liệu sứ hiện đại trong việc cải thiện vẻ đẹp và chức năng của răng.
2. Ưu điểm và hạn chế của dán sứ Veneer
2.1 Ưu điểm khi sử dụng mặt dán sứ Veneer
Sau đây là một số những ưu điểm khi thực hiện dán sứ Veneer:
– Ít tác động đến răng thật: Dán sứ Veneer ít tác động đến răng thật và chỉ mài một lớp rất mỏng để tạo độ ma sát giữa răng và miếng sứ. Điều này giúp giảm thiểu cảm giác đau hoặc ê buốt.
– Không đau, không ê buốt: Vì không cần mài răng hoặc chỉ mài rất ít, nên quá trình dán sứ Veneer không gây đau nhức hoặc ê buốt.
– Tiết kiệm thời gian: Quá trình dán sứ Veneer diễn ra nhanh chóng và bạn có thể thấy kết quả ngay lập tức. Sau khoảng 2 giờ, bạn có thể ăn nhai bình thường khi keo dán đã khô cứng.
– Độ bền: Miếng sứ Veneer có khả năng chịu lực cao, cứng chắc và khó gãy vỡ. Nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của miếng sứ Veneer có thể lên đến 10 năm.
– Vẻ đẹp tự nhiên: Dán sứ Veneer không chỉ bền mà còn tự nhiên như răng thật. Điều này là nhờ được chế tác phù hợp theo hình dáng. màu sắc răng thật.
2.2 Hạn chế khi sử dụng mặt dán sứ Veneer
Tìm hiểu thêm: Có cần trồng lại nếu mất răng số 7 không?
Không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện dán sứ Veneer
Dưới đây là một số điểm hạn chế cần cân nhắc của phương pháp này:
– Không phù hợp cho mọi đối tượng: Dán sứ Veneer yêu cầu răng gốc phải đáp ứng được một số tiêu chí như mức độ khấp khểnh nhẹ, không bị vỡ mẻ quá nhiều và khớp cắn tốt.
– Chi phí cao: Bên cạnh nhiều lợi ích, chi phí dán sứ Veneer thường khá cao. Điều này là do sứ Veneer được chế tạo từ sứ thủy tinh cao cấp và chế tác tỉ mỉ.
– Giới hạn về khả năng che màu răng thật: Mặt sứ Veneer cực kỳ mỏng, nên không thể che phủ hết màu ánh từ răng thật bên dưới. Đối với những trường hợp men răng nhiễm màu nặng, tính thẩm mỹ có thể không như mong đợi.
– Không phù hợp với người nghiến răng: Người có thói quen nghiến răng khi ngủ có thể không phù hợp với dán sứ Veneer. Lý do vì mặt dán sứ khá mỏng. Nếu chúng ta dùng lực mạnh để nghiến thường xuyên có thể dẫn đến nứt, vỡ.
3. Lưu ý trước và sau khi thực hiện dán sứ Veneer
>>>>>Xem thêm: Viêm tắc tia sữa sưng đỏ khiến mẹ bỉm khổ sở, phải làm sao?
Một số lưu ý cần thực hiện để bảo hiệu quả dán sứ Veneer và đảm bảo an toàn
3.1 Trước khi sử dụng
Trước khi quyết định thực hiện dán sứ Veneer, có một số bước cần thực hiện để đảm bảo quá trình diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả:
– Chọn cơ sở nha khoa uy tín: Dán sứ Veneer nên được thực hiện ở một cơ sở nha khoa có uy tín. Tại đó, các bác sĩ chuyên môn cao và thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo quá trình thực hiện an toàn, hiệu quả.
– Thăm khám: Thăm khám là cần thiết để xác định tình trạng răng của bạn. Trong đó bao gồm kiểm tra vệ sinh răng miệng, tình trạng nướu, và các vấn đề về răng.
– Giữ vệ sinh răng miệng: Trước khi dán sứ Veneer, giữ vệ sinh răng miệng rất quan trọng. Điều này để đảm bảo môi trường trong khoang miệng sạch sẽ.
3.2 Sau khi sử dụng
Những lưu ý sau khi dán sứ để đảm bảo mặt răng và sức khỏe răng miệng bao gồm:
3.2.1 Có chế độ ăn uống phù hợp
– Tránh ăn thực phẩm, uống nước màu sẫm để bảo vệ độ bền và đẹp của răng.
– Hạn chế đồ cứng, dai và các thức ăn chứa nhiều đường. Điều này để không gây áp lực lớn lên mặt sứ.
– Không sử dụng răng để mở nắp chai, xé bao bì hoặc cắn móng tay để tránh gãy hoặc làm lỏng mảng sứ.
– Uống nước lọc hoặc nước hoa quả tươi thay vì nước có ga hoặc đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.
– Ưu tiên ăn đồ mềm, dễ nhai và nuốt để tránh tác động lớn lên mặt sứ.
– Tránh hút thuốc lá để không gây hại cho sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, hút thuốc lá có thể làm biến đổi màu sắc của răng sứ.
3.2.2 Chăm sóc răng miệng
– Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn bằng cách đánh răng. Chúng ta cần thực hiện ít nhất hai lần mỗi ngày với bàn chải mềm.
– Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ mảng bám trong khoang miệng. Ngoài ra, hãy dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng.
– Chúng ta hãy chọn kem đánh răng không chứa chất ăn mòn. Đồng thời, hãy sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để đẩy trôi vi khuẩn.
– Thực hiện thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe của răng, độ bám keo và khớp cắn cũng như nhận lời khuyên về cách chăm sóc và vệ sinh răng sau dán sứ.
Ngoài những lưu ý trên, thăm khám định kỳ là bước quan trọng sau khi dán sứ Veneer. Điều này giúp đảm bảo hàm răng luôn trong tình trạng tốt, được kiểm soát ổn định.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.