Lý do người cao tuổi không được bỏ qua việc tiêm cúm

Người cao tuổi thường có nhiều bệnh nền và hệ miễn dịch yếu nên dễ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm do cúm gây ra. Tiêm cúm là cách tạo lá chắn bảo vệ chắc chắn cho sức khỏe, giảm nguy cơ nhập viện và tử vong do bệnh gây ra.

Bạn đang đọc: Lý do người cao tuổi không được bỏ qua việc tiêm cúm

1. Người cao tuổi nhiễm cúm dễ biến chứng nặng

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi virus cúm. Bệnh dễ lây qua đường giọt bắn, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi mà không che miệng, mũi. Những người đứng cạnh dưới 1m có khả năng nhiễm bệnh.

So với người trẻ tuổi thì người già có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng nếu chẳng may nhiễm cúm. Có thể ban đầu chỉ là những triệu chứng thông thường như sốt, đau nhức toàn thân, ho, ngạt mũi. Tuy nhiên bệnh tiến triển rất nhanh, đến lúc nhập viện thường rơi vào tình trạng khó thở, đau tức ngực, mê man. Lý do là vì cơ thể người già đã lão hóa và miễn dịch cũng suy giảm.

Một khi nhiễm cúm thì khả năng cao mắc biến chứng hô hấp nghiêm trọng như là:

– Viêm phổi.

– Suy hô hấp.

– Nhiễm trùng phổi.

Ngoài ra, một số biến chứng khác mà bạn có thể gặp là:

– Tăng huyết áp.

– Rối loạn nhịp tim.

– Suy giảm chức năng tim.

– Dễ đột quỵ.

Phần lớn ca tử vong liên quan đến cúm và nhập viện do cúm đều ở độ tuổi từ 65 trở lên. Cúm có thể khiến bệnh nền nặng hơn như tiểu đường, hen suyễn, bệnh tim mạn tính dù được quản lý tốt.

Lý do người cao tuổi không được bỏ qua việc tiêm cúm

Người cao tuổi khi nhiễm cúm rất dễ chuyển biến nặng

2. Tiêm cúm đối với người cao tuổi – Không thể bỏ qua!

2.1. Lợi ích của tiêm cúm

Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới, người cao tuổi nên tiêm cúm hàng năm để đảm bảo khả năng bảo vệ của vacxin.

Hiện tại, tiêm phòng vacxin cúm là biện pháp hiệu quả nhất bởi:

– Tăng miễn dịch với bệnh.

– Giảm khả năng nhập viện.

– Giảm chi phí điều trị.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết: Trong số những trường hợp nhập viện do cúm thì người đã tiêm vacxin có nguy cơ vào phòng chăm sóc đặc biệt ICU thấp hơn 26% và nguy cơ thấp hơn 31% so với người chưa tiêm phòng.

Đối với người cao tuổi có kèm bệnh nền thì vacxin cúm còn giúp:

– Giảm nguy cơ các cơn đau tim tới 45%.

– Giảm nguy cơ tử vong ở người mắc tim mạch trên 65 tuổi là 48%.

– Giảm nguy cơ tử vong ở người COPD là 70%.

– Giảm nguy cơ tử vong ở nhóm người tiểu đường là 58%.

Ngoài ra, tiêm cúm cũng có thể giúp giảm nguy cơ tử vong, nhồi máu cơ tim và tắc nghẽn stent (ở người mới bị nhồi máu cơ tim gần đây hoặc mắc bệnh mạch vành nguy cơ cao). Tiêm phòng cúm cũng có thể giúp người cao tuổi giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer) lên đến 40%.

2.2. Thời điểm tiêm cúm

Người cao tuổi không cần đặt ra nguyên tắc cứ đến cuối năm mới tiêm cúm. Lý do là Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên bệnh cúm xảy ra quanh năm. Bệnh gia tăng mạnh khi giao mùa, thời điểm nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh và ngược lại. Vì vậy, mọi người cần chủ động chủng ngừa mọi thời điểm trong năm.

Bên cạnh đó, virus cúm thay đổi liên tục nên vacxin luôn phải cập nhật mỗi năm để có thể theo được sự thay đổi của các chủng cúm. Người đã tiêm vaccine cúm năm trước thì năm nay vẫn nên chích lại vacxin mới. Nồng độ kháng thể tạo ra khi tiêm vaccine cúm đã được nghiên cứu an toàn nên không cần lo ngại về khoảng cách nếu thời gian tiêm gần nhau. Vaxin cúm chỉ chứa một phần vỏ áo của virus cúm nên vẫn có hiệu quả phòng cúm mà ít gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, tiêm phòng cúm cần nhắc lại mỗi năm nhằm bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, những người chăm sóc người cao tuổi cũng nên tiêm phòng để hạn chế tình trạng người lành mang trùng, vô tình trở thành nguồn lây nhiễm.

Tìm hiểu thêm: Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn cần lưu ý điều gì?

Lý do người cao tuổi không được bỏ qua việc tiêm cúm

Chủ động tiêm cúm hàng năm để duy trì hiệu quả bảo vệ của vacxin

2.3. Phản ứng sau tiêm cúm ở người cao tuổi

Như đã nói ở trên, vacxin cúm ít gây ra tác dụng phụ. Nếu có thì chỉ là một số phản ứng nhẹ sau tiêm cúm như là:

– Đau nhức tại vị trí tiêm.

– Mệt mỏi.

– Đau đầu.

– Sốt nhẹ.

Các phản ứng này thường kéo dài 1-2 ngày rồi tự khỏi. Nếu như đến ngày thứ 3 mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân.

Tuy nhiên, nếu người cao tuổi có những phản ứng nghiêm trọng dưới đây thì cần được đưa tới bệnh viện ngay, tránh tự điều trị tại nhà:

– Sốt cao, đo nhiệt độ nhiều lần đều trên 39 độ.

– Cảm giác mê man và không tỉnh táo.

– Gặp vấn đề với hoạt đông tiêu hóa.

3. Kết hợp các cách phòng cúm khác

Ngoài việc tiêm cúm hàng năm, người cao tuổi cần kết hợp thêm các biện pháp khác để phòng bệnh cúm hiệu quả:

– Tránh đến những khu vực đông đúc, nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nhiều người tại chỗ lạ.

– Tránh xa, không tiếp xúc gần với những người đang bị nhiễm cúm.

– Thường xuyên rửa tay bằng nước xà phòng ấm hoặc sử dụng nước rửa tay kháng khuẩn.

– Không nên đưa tay lên mặt, chạm vào miệng hoặc mũi.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ thống miễn dịch

– Thường xuyên tập thể dục và hạn chế để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng.

– Không hút thuốc lá, thường xuyên uống nhiều nước để tuần hoàn cơ thể tốt, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể thuận lợi.

– Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, tránh tập luyện vào sáng sớm hoặc tối muộn ở ngoài trời, nơi có gió mạnh.

– Thường xuyên vệ sinh nhà ở, phòng ngủ; khử trùng các bề mặt trong nhà như: công tắc đèn, tay nắm cửa, điện thoại,…

– Không chủ quan với bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cúm (sổ mũi, hắt hơi, đau họng, sốt trên 38 độ, đau đầu. đau cơ,….). Nên chủ động hoặc nhờ người thân đưa đi khám ngay để giảm nguy cơ biến chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Lý do người cao tuổi không được bỏ qua việc tiêm cúm

>>>>>Xem thêm: Khuyến nghị cho trẻ từ 2 tuổi uống vắc xin tả

Người cao tuổi nên dành thời gian tập luyện thể thao ở cường độ phù hợp để tăng cường sức khỏe bản thân

Có thể thấy, tiêm cúm hàng năm là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả cao và an toàn mà các chuyên gia y tế khuyến cáo ở người cao tuổi nói riêng và cả cộng đồng nói chung.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *