Sau khi bọc răng sứ, nhiều người sẽ gặp phải một số trường hợp bị lỗi ngoài mong muốn. Một trong số đó là tình trạng hở chân răng sứ, gây mất thẩm mỹ. Thậm chí có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng hàm mặt nói chung. Vậy nguyên nhân và cách xử lý cho tình trạng răng miệng này như thế nào?
Bạn đang đọc: Lý giải nguyên nhân gây hở chân răng sứ
1. Dấu hiệu hở chân răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình làm. Tuy nhiên vẫn có một số biến chứng xuất hiện sau khi bọc răng sứ. Một trong những trường hợp thường gặp, chính là tình trạng làm răng sứ bị hở. Với những dấu hiệu như sau:
– Xuất hiện vệt đen mờ xung quanh viền nướu của răng sứ
– Phần chân răng sứ tiếp xúc với nướu bị lộ
– Tụt nướu, lộ cùi răng thật bên trong bị lộ
– Ê buốt, đau khi ăn đồ nóng hoặc lạnh
– Cấn, cộm, khó khăn khi ăn nhai
– Hôi miệng do thức ăn bị kẹt lại khe hở không được vệ sinh cẩn thận
Cần quan sát kĩ sức khỏe răng miệng sau khi bọc răng sứ
2. Lý do gây hở chân răng sứ
Một vài nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này có thể kể đến như sau:
2.1 Nha sĩ không có đủ kinh nghiệm xử lý
Khi bọc răng sứ việc mài răng chuẩn xác, đúng tỉ lệ sẽ giúp răng được bền chắc. Nếu răng được mài chuẩn xác sẽ giảm thiểu những rủi ro về sau. Tuy nhiên nha sĩ khi không có đủ kinh nghiệm, sẽ dẫn đến đánh giá sai tình trạng của răng, mài lấn vào cùi răng quá nhiều. Điều này dẫn đến việc chân răng bị tổn thương, làm tụt nướu và gây hở chân răng ra. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ lấy dấu hàm không chuẩn hoặc thiết kế sai tỉ lệ, sẽ dẫn tới mão sứ không khớp vời cùi răng tạo ra khe hở.
2.2 Răng sứ kém chất lượng
Khi lựa chọn chất liệu răng kém chất lượng cũng ảnh hưởng đến răng. Vùng nướu và cùi răng có thể bị kích ứng, gây ra sưng tấy, viêm nhiễm. Nếu tình trạng này không được xử lý sẽ xuất hiện các khe hở ở chân răng. Trong trường hợp khách hàng lựa chọn mão sứ kim loại thì việc răng sứ bị hở cũng có thể xảy ra. Vì khung kim loại sau một thời gian sẽ bị oxi hóa, khiến răng bị mòn và tuột khỏi trụ răng
2.3 Keo dán răng sứ không đạt chất lượng
Loại keo dùng trong bọc răng sứ kém chất lượng cũng ảnh hưởng đến tình trạng răng. Trong trường hợp ăn uống, vệ sinh, vận động mạnh, keo dán có thể khiến răng bị bong ra. Thậm chí có thể khiến mão sứ bị tụt khỏi răng, gây mất thẩm mỹ
2.4 Vệ sinh răng miệng
Cách vệ sinh khoang miệng cũng có thể gây nên hiện tượng nêu trên. Trong trường hợp chải răng quá mạnh, chỉ chải theo chiều ngang hoặc dùng tăm tre xỉa răng quá nhiều cũng dẫn đến lệch mão sứ, tạo kẽ hở.
3. Hậu quả khó lường
Nếu không kịp thời chỉnh lại vết hở ngay khi có các dấu hiệu nêu trên, có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường cho răng miệng như:
3.1 Gây ra các bệnh về răng miệng
Khe hở giữa răng sứ và nướu răng sẽ khiến cho thức ăn rất dễ mắc kẹt lại. Đây chính là môi trường để cho vi khuẩn có hại phát triển. Dẫn tới nhiều bệnh lý răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu… Những bệnh này có thể tấn công vào cùi răng bên trong, gây ra nguy cơ mất răng thật.
3.2 Ảnh hưởng thẩm mỹ:
Khi răng sứ bị hở chân sẽ xuất hiện tình trạng đen viền nướu. Đồng thời, khi chân răng bị hở sẽ làm lộ phần cùi răng thật bên trong. Gây ra mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, khiến nụ cười trở nên kém tự nhiên.
3.3 Ảnh hưởng hệ tiêu hóa:
Răng sứ lúc này sẽ bị lung lay, dẫn đến khó khăn khi ăn nhai. Người bệnh sẽ cảm thấy buốt, đau nhức,…. nhất là khi ăn các đồ nóng hoặc lạnh. Thậm chí còn khiến người bệnh có cảm giác chán ăn, muốn bỏ bữa. Thức ăn cũng không được nghiền nhỏ vì răng bị lỏng lẻo. Lâu ngày sẽ gây nên các bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu,…
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu chuyển dạ quan trọng, mẹ bầu cần thuộc lòng!
Hở chân răng sứ gây kém thẩm mỹ khi không được điều trị kịp thời
4. Biện pháp giải quyết
4.1 Chú ý trong vệ sinh răng miệng
Sau khi bọc răng sứ, khách hàng cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng hướng dẫn để ngăn ngừa tình trạng răng sứ bị hở. Sử dụng bàn chải lông mềm, thao tác chải nhẹ nhàng nhất là tại vị trí làm răng sứ. Nên sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, tránh việc tích tụ của thức ăn thừa và vi khuẩn. Cần kiểm tra răng miệng định kì 6 tháng một lần để giữ sức khỏe răng miệng
4.2 Giải quyết tại nha khoa
Để tránh các hậu quả nguy hiểm có thể xảy đến, khách hàng cần đến nha khoa càng sớm càng tốt. Sau khi kiểm tra vết hở, các bác sĩ có thể đưa ra các hướng giải quyết.
Nếu kích thước giữa răng sứ và cùi răng bị lệch, bác sĩ sẽ lấy dấu lại, đo và thiết kế mão sứ mới khít với nướu. Nếu nguyên nhân do chất liệu của mão sứ, bác sĩ sẽ cần có các lựa chọn khác về vật liệu tốt hơn. Sau khi khách hàng lựa chọn sẽ làm mão mới theo chất liệu đó. Nếu do keo dán. bác sĩ sẽ cố định mão sứ lại bằng loại keo tốt hơn. Còn nếu mão sư đã bị hỏng thì sẽ phải thay cả mão sứ. Nếu cùi răng thật đã mắc các bệnh lý về răng miệng, cần ưu tiên điều trị bệnh triệt để trước. Sau đó sẽ tiến hành làm lại mão răng sứ mới.
Có thể thấy rằng đa số các nguyên nhân đa số đều xuất phát từ việc bác sĩ có tay nghề kém và các loại chất liệu có chất lượng kém. Vậy nên khách hàng cần tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi làm răng sứ. Cần lựa chọn đúng nha khoa thẩm mỹ chất lượng, uy tín để đảm bảo về cả sức khỏe và thẩm mỹ.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về tăng sản thượng thận bẩm sinh
Chọn nha khoa uy tín để bọc răng sứ đảm bảo tối đa về hiệu quả thẩm mỹ cũng như sức khỏe hàm răng.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các độc giả có thêm nhiều thông tin bố ích. Nếu thấy tình trạng răng miệng của mình đang có các dấu hiệu đã nêu trên, cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và ngăn chặn các bệnh phát triển.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.