Ung thư gan là bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên triệu chứng bệnh thường nghèo nàn và khó nhận biết, dấu hiệu thường được phát hiện muộn. Do đó, người bệnh hoàn toàn không nên chủ quan mà hãy chủ động tìm hiểu nguyên vì sao có ung thư gan để nâng cao kiến thức và phòng tránh bệnh sớm.
Bạn đang đọc: Lý giải nguyên nhân vì sao có ung thư gan
1. Khái niệm bệnh ung thư gan
Ung thư gan là tình trạng gan có sự xuất hiện của các tế bào ác tính, chúng phát triển nhanh chóng khó kiểm soát và phá hủy cấu trúc gan, ảnh hưởng chức năng gan và làm sức khỏe của người bệnh yếu đi.
Ung thư gan được phân biệt thông qua 2 dạng chính là bệnh ung thư gan nguyên phát và bệnh ung thư gan thứ phát. Bệnh lý này thường có tỉ lệ tử vong cao và là khá phổ biến với xu hướng trẻ hóa dần, đặc biệt phổ biến đối với nam giới trung niên.
Ung thư gan là bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao, phổ biến hơn ở nam giới trung niên
Những triệu chứng để nhận biết bệnh ung thư gan ở giai đoạn sớm thường không rõ ràng, đa số bệnh nhân sẽ phát hiện ung thư gan thì tình trạng sức khỏe có nhiều dấu hiệu khác lạ và bất thường. Bạn nên thường xuyên chú ý đến cơ thể nếu như cảm thấy mệt mỏi, sút cân, buồn nôn, chán ăn, khó tiêu… Trong đó, các dấu hiệu đặc trưng của ung thư gan có thể kể đến như:
– Đau âm ỉ hoặc đau mạnh ở trên bụng phía bên phải
– Ngứa da ở một vài vị trí trên cơ thể hoặc ngứa toàn thân
– Những triệu chứng của bệnh gan mạn tính: nước tiểu vàng đặc, vàng da hoặc vàng mắt…
– Phù mi mắt, mặt phù hoặc bụng trương phình lớn.
Các dấu hiệu này thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nhau do đó không nên chủ quan bỏ qua bất kì dấu hiệu bất thường nào. Người bệnh nguy cơ cao nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe.
2. Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh ung thư gan
Nguyên nhân gây ung thư gan nguyên phát: Gan thay đổi bất thường và hình thành khối u từ gan.
Nguyên nhân dẫn tới ung thư gan thứ phát: Có khối u ở gan nhưng khối u phát triển từ những tế bào ung thư ở cơ quan khác di căn tới gan như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi…
Tìm hiểu thêm: Thai nhi sinh non 8 tháng có sao không?
Nhờ xác định nguyên nhân có ung thư gan, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh
2.1 Vì sao có ung thư gan – Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan
Ung thư gan có thể hình thành từ nhiều xuất phát điểm khác nhau tuy nhiên, bệnh có tỷ lệ mắc cao hơn với:
– Nam giới, đặc biệt là nam giới tuổi trên 45
– Người có tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh ung thư gan
– Người có lối sống và sinh hoạt không lành mạnh: thức khuya, ngủ ít, ăn nhiều đồ ăn độc hại, dầu mỡ…
2.2 Vì sao có bệnh ung thư gan?
Nguyên nhân dẫn tới ung thư gan có thể từ các bệnh lý mạn tính về gan như:
– Bệnh viêm gan mạn tính: Nhiễm virus viêm gan B hoặc virus viêm gan C trong thời gian dài
– Xơ gan: Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư gan từ bệnh xơ gan rất cao bởi xơ gan khiến gan có các mô sẹo và tăng nguy cơ ung thư
– Bệnh gan nhiễm mỡ không do bia rượu: Sự tích tụ chất béo ở gan là một nguy cơ gây ung thư. Đây là một bệnh lý phổ biến và thường gặp ở người béo phì và mắc các vấn đề về chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, huyết áp cao…
Ngoài nguyên nhân bệnh lý thì những nguyên nhân dưới đây kéo dài cũng có thể phá hủy gan cũng như sức khỏe của người bệnh dẫn tới hình thành tế bào ác tính:
– Tiếp xúc với aflatoxin: Khi ăn uống hay tiếp xúc trong thời gian dài với chất này cũng có thể gây ung thư gan, aflatoxin có thể có trong các thực phẩm như đỗ mốc, lạc…
– Uống quá nhiều rượu bia hoặc uống rượu bia trong thời gian dài: Tiêu thụ một lượng rượu bia quá lớn hoặc quá lâu sẽ dẫn tới tổn thương gan và làm nguy cơ ung thư gan tăng lên.
– Nghiện thuốc lá: Thuốc lá chứa rất nhiều chất có hại dẫn tới tổn thương gan gây ung thư.
>>>>>Xem thêm: Quy trình siêu âm thai và những mốc khám quan trọng mẹ cần nhớ
Thuốc lá là nguyên nhân làm tăng nguy cơ hình thành rất nhiều bệnh, trong đó có ung thư gan
3. Các biện pháp để chẩn đoán và điều trị ung thư gan
3.1 Chẩn đoán sàng lọc bệnh ung thư gan
Ung thư gan có thể được phát hiện thông qua những biểu hiện lâm sàng cùng với những xét nghiệm chỉ định như sau:
– Chẩn đoán lâm sàng: Khám để kiểm tra những dấu hiệu bất thường, tiến hành khám ổ bụng để kiểm tra có khối u hay bụng sưng chướng không.
– Xét nghiệm sinh hóa: Xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng của gan (men gan) và nồng độ alpha-fetoprotein (AFP), nếu chỉ số này cao có thể là ung thư gan nguyên phát.
– Chẩn đoán hình ảnh: Thông qua siêu âm gan, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ để tạo hình ảnh gan 3 chiều… để theo dõi xem có khối u không, đang ở vị trí nào và số lượng bao nhiêu…
3.2 Các phương pháp điều trị bệnh ung thư gan hiện nay
– Phương pháp phẫu thuật: áp dụng trong trường hợp khối u còn nhỏ. Một số bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định cắt gan hoặc ghép gan.
– Đối với các khối u lớn có thể thực hiện các phương pháp đốt như: đốt khối u với sóng cao tần, tiêm cồn, nút mạch hóa chất, nút mạch hóa dầu…
– Phương pháp hóa trị: Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để chống lại, tiêu diệt hoặc ngăn chặn ung thư phát triển; áp dụng đối với ung thư gan trong giai đoạn muộn, khối u kích thước lớn. Hóa trị có thể làm giảm kích thước khối u và làm chậm quá trình tiến triển bệnh.
– Xạ trị: Sử dụng tia X năng lượng cao phá bỏ khối u.
Ung thư gan hiện nay khó có thể điều trị tương tự ở nhiều bệnh nhân mà được điều trị chuyên biệt hóa. Mỗi người khỏe mạnh nên tập thể dục, hạn chế rượu bia, tiêm phòng viêm gan B và chủ động theo dõi sức khỏe để bảo vệ cơ thể, chống lại ung thư gan.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.