Đột quỵ là một bệnh lý phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Nhiều người đặt ra câu hỏi thắc mắc xung quanh về tính di truyền của đột quỵ não. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để xác định chính xác tính di truyền của đột quỵ và làm thế nào để kiểm soát đột quỵ xảy ra.
Bạn đang đọc: Lý giải tính di truyền của đột quỵ não
1. Thông tin về bệnh đột quỵ não
1.1 Nguyên nhân và biểu hiện của người bị đột quỵ
Đột quỵ não còn được sử dụng tên gọi khác là tai biến mạch máu não, xảy ra do hai nguyên nhân là vỡ xuất huyết mạch mạch não hoặc tắc nghẽn mạch máu não. Dù xảy ra do nguyên nhân nào, nhưng nhìn chung khi lưu lượng máu tại động mạch cung cấp đến các tế bào não tại một khu vực não bị gián đoạn sẽ khiến các tế bào não đó chết dần theo thời gian do không có đủ oxy nuôi dưỡng.
Biểu hiện của người bị đột quỵ khá đa dạng, được thể hiện thông qua nhiều vị trí, cơ quan khác nhau trên cơ thể tùy vào mạch máu não bị ảnh hưởng.
– Đột ngột mất thăng bằng, ngã
– Chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, ù tai, đột nhiên đau đầu dữ dội
– Nói khó, không thể phát âm hoặc khó khăn trong việc truyền tải cả câu nói
– Mặt bị tê yếu một vùng, miệng méo, lệch
– Yếu liệt một bên cơ thể, khó khăn trong việc di chuyển, một tay bị yếu không cầm được đồ vật
– Mắt nhìn mờ, không rõ ở một hoặc cả hai mắt…
Biểu hiện của đột quỵ não
1.2 Cảnh giác trước mức độ nguy hiểm của đột quỵ não
Đột quỵ não là một tình trạng cần được cấp cứu y tế nhanh chóng bởi có đến 15% bệnh nhân tử vong sau cơn đột quỵ não, khoảng 10% bệnh nhân phải sống với di chứng tàn tật suốt đời, khoảng 40% bệnh nhân có di chứng nhẹ khó phục hồi như yếu chi, nói ngọng, giảm trí nhớ, méo miệng…
Vậy nên ngay khi nhận thấy dấu hiệu, biểu hiện của đột quỵ, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian vàng (trong 3 đến 6 giờ sau cơn đột quỵ) để được điều trị tích cực và hồi sức có hiệu quả nhất.
Tìm hiểu thêm: Bệnh Alzheimer điều trị qua các giai đoạn
Chỉ 1 giây sau đột quỵ não bạn có thể mất đi hàng nghìn tế bào não. Tình trạng này không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng, và nguy cơ tàn tật cao.
2. Tìm hiểu đột quỵ có di truyền không
2.1 Lý giải tính di truyền của đột quỵ não
Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định có tính di truyền của đột quỵ não.
Mặc dù đột quỵ não không di truyền, một số yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ, nếu trong gia đình bạn có người thân đã từng mắc bệnh đột quỵ, nguy cơ của bạn cũng có thể tăng lên do di truyền các yếu tố như gene tăng huyết áp hoặc gene tạo xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, điều này không chắc chắn là bạn sẽ mắc bệnh, chỉ là rủi ro đã được tăng lên một chút.
Các bệnh lý nền có nguy cơ dẫn đến đột quỵ là đái tháo tháo đường, huyết áp cao, béo phì… có thể có yếu tố di truyền hay yếu tố gia đình. Một số rối loạn di truyền cũng có thể dẫn đến đột quỵ não bao gồm bệnh hồng cầu hình liềm.
Yếu tố gia đình bao gồm môi trường và điều kiện sống chung trong một gia đình cũng có thể là yếu tố tiềm ẩn làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ não ở các thành viên trong gia đình đó. Lý do là bởi các thành viên có chung nhiều gen, chung lối sống, chung môi trường sống, chung chế độ ăn, nên có thể có nguy cơ mắc bệnh giống nhau nhiều hơn.
Ví dụ cụ thể là những gia đình có người từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ như đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu… do thói quen ăn uống, lối sống ít vận động. Các thói quen này có thể sẽ ảnh hưởng đến các thành viên trong đình. Do đó, nguy cơ xảy ra đột quỵ ở các thành viên cũng sẽ cao hơn so với những gia đình bình thường khác.
Vậy nên, nếu có tiền sử gia đình về đột quỵ, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và theo dõi sức khỏe của bạn.
2.2 Khuyến cáo phòng tránh đột quỵ não
Thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, không chỉ các thành viên trong gia đình có người bị đột quỵ cần quan tâm đến nguy cơ bị đột quỵ. Mà bất kỳ ai đều có thể bị đột quỵ tấn công mà không báo trước. Đặc biệt ở những người đang có các bệnh lý nền như: Huyết áp cao, đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch như rung nhĩ, béo phì, mỡ máu, xơ vữa động mạch, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá… có nguy cơ gặp bệnh này cao hơn.
Một giải pháp giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, để chủ động thay đổi trong lối sống hoặc can thiệp điều trị để cải thiện sức khỏe phòng tránh bị đột quỵ là thực hiện tầm soát.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viện chữa bệnh tim uy tín các bệnh nhân tim mạch
Thu Cúc TCI là địa chỉ y tế cung cấp dịch vụ tầm soát nguy cơ đột quỵ
Can thiệp điều trị, thay đổi lối sống nếu phát hiện nguy cơ
Khi được xác định mắc các bệnh lý là yếu tố nguy cơ thì điều đầu tiên là bạn nên lắng nghe tư vấn, lời khuyên của bác sĩ. Thay đổi chế độ ăn, lối sống thường là những chỉ định đầu tiên bác sĩ sẽ dành cho người bệnh.
Người bệnh có thể cần ăn uống lành mạnh hơn bằng cách sử dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hạn chế chất béo bão hòa, đường, muối… Ngoài ra nên thực hiện thể dục thể thao, hoạt động thể lực khoảng 30 phút mỗi ngày bằng các bài tập hoặc cách vận động phù hợp với sức khỏe và sở thích.
Trong trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc điều trị bạn cần tuân thủ đúng chỉ dẫn. Ngoài ra bạn cũng cần thực hiện tái khám đầy đủ để được bác sĩ đánh giá, theo dõi và kiểm soát các chỉ số sức khỏe tránh trở nên nghiêm trọng hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.