Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu là một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân và gia đình đặt ra đối với bác sĩ điều trị. Hãy cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Bạn đang đọc: Lý giải ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu
1. Bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh lý xảy ra ở cơ quan sinh dục của nam giới. Tuyến tiền liệt nằm ở vị trí phía dưới bàng quang, trên trực tràng, cạnh túi tinh có nhiệm vụ tạo ra tinh dịch. Sự phát triển bất thường và mất kiểm soát của các tế bào tại tuyến tiền liệt sẽ hình thành nên khối u ác tính dẫn đến bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
Bởi sự phát triển của khối u ác tính tại tuyến tiền liệt làm tắc nghẽn lưu thông của nước tiểu trong bàng quang đổ qua niệu đạo để ra bên ngoài cơ thể, nên sẽ hình thành nên các triệu chứng lâm sàng về tiết niệu. Cụ thể là bệnh nhân gặp các triệu chứng điển hình về rối loạn tiểu tiện như: Cảm giác đi tiểu không rỗng bàng quang hoàn toàn, tia nước tiểu yếu, tiểu không tự chủ, tiểu đêm nhiều lần…
Là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như: Tiểu không tự chủ, rối loạn cương dương, ung thư di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể gây khó khăn trong việc điều trị.
Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới
2. Giải đáp ung thư tuyến tiền liệt có thể sống được bao lâu?
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống được bao lâu của ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thời gian sống cụ thể cho mỗi bệnh nhân cũng sẽ khác nhau. Các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh nhìn chung gồm có:
Thời điểm phát hiện bệnh
Cũng tương tự như các bệnh lý ung thư ác tính khác, ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện càng sớm thì người bệnh càng có nhiều cơ hội điều trị khỏi bệnh thành công, nâng cao cơ hội và thời gian sống.
Mức độ di căn của tế bào ung thư tuyến tiền liệt
Ở giai đoạn đầu tế bào ung thư vẫn chưa xâm lấn đến những cơ quan khác, vì thế tỷ lệ sống cũng sẽ cao hơn. Ngược lại khi tế bào ung thư đã di căn đến cơ quan quan xa trên cơ thể việc điều trị sẽ trở nên khó khăn làm giảm cơ hội sống cho người bệnh.
Tuổi tác và sức khỏe tổng quát
Bệnh nhân càng trẻ tuổi, sức khỏe ổn định, hệ miễn dịch khỏe mạnh thì sẽ dễ dàng tiếp cận và đáp ứng đúng phác đồ, và quy trình điều trị. Ngược lại những bệnh nhân sức khỏe yếu sẽ khó có thể theo kịp được phác đồ điều trị dài ngày, từ đó ảnh hưởng đến kết quả điều trị cuối cùng.
Khả năng đáp ứng với phác đồ điều trị
Phác đồ điều trị cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến tiên lượng sống của người bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Các phương pháp điều trị, các loại thuốc sử dụng có thể đáp ứng tốt với người này nhưng không mang lại hiệu quả đối với những người khác. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của phương pháp điều trị cũng có thể xảy ra ở mức độ mạnh mẽ với tần suất nhiều với bệnh nhân này nhưng nhẹ nhàng và dễ khắc phục đối với những bệnh nhân khác.
2.2 Tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu theo giai đoạn bệnh
Ung thư tuyến tiền liệt được đánh giá là bệnh có tiên lượng tốt trong số các căn bệnh ung thư ác tính. Khoảng 80-90% các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện ở các giai đoạn sớm hoặc tiến triển chưa di căn.
Tìm hiểu thêm: Cảnh giác với nguyên nhân đau bụng vùng thượng vị
Tương tự như các bệnh lý ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt càng ở giai đoạn sớm cơ hội điều trị và thoát bệnh càng cao
Giai đoạn 1 và 2 của ung thư tuyến tiền liệt
Thời điểm này tế bào ung thư chỉ mới xuất hiện và phát triển ở một bên của tuyến tiền liệt, chưa vượt ra khỏi cơ quan này. Giai đoạn này cũng được đánh giá có tiên lượng tích cực, nam giới có thể khỏi bệnh và có cơ hội sống trên 5 năm hoặc thậm chí là 10 đến 15 năm sau điều trị đúng hướng. Khả năng sống trong 10 và 15 năm của bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt là khoảng 98% và 96%.
Giai đoạn 3 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?
Tế bào ung thư đã phá vỡ, vượt ra ngoài cấu trúc của tuyến tiền liệt và bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan lân cận như trực tràng, bàng quang, túi tinh, niệu đạo… Ở giai đoạn này tiên lượng sống của người bệnh đã giảm xuống.
Nam giới có thể sống thêm khoảng 5 năm nếu được điều trị tích cực và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị bệnh. Một số trường hợp bệnh nhân khác thì chỉ có thể sống trong vòng 1-5 năm kể từ khi có kết quả chẩn đoán.
Giai đoạn cuối
Bước sang giai đoạn 4, giai đoạn ung thư đã di căn sang hạch bạch huyết gần đó, các cơ quan xa trên cơ thể ngoài vùng khung chậu hư là gan, phổi, xương… Thời điểm này cơ hội sống của người bệnh rất thấp, thời gian sống có thể chỉ kéo dài trong vòng vài tháng đến 1 hoặc 2 năm.
3. Nên làm gì để nâng cao cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt
Để có thể gia tăng cơ hội sống, thời gian sống cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt thì có một số điều bệnh nhân cùng người nhà nên thực hiện như:
– Theo dõi sát sao triệu chứng, tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị chuyên biệt của bác sĩ đưa ra. Phác đồ được xây dựng dựa trên các chỉ số sức khỏe, tình trạng bệnh cụ thể sẽ giúp bệnh nhân tăng khả năng chữa khỏi bệnh.
– Ăn uống đầy đủ bữa, đầy đủ dưỡng chất: Người nhà nên xây dựng một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Từ đó sẽ giúp cơ thể có đủ sức khỏe, cân nặng để thực hiện đúng quy trình điều trị tiêu chuẩn, gia tăng cơ hội sống.
– Nên nghỉ ngơi hợp lý, thể dục vận động bằng các bài tập phù hợp với sức khỏe, luôn giữ tinh thần lạc quan tránh lo lắng quá khiến sức khỏe suy nhược, bệnh dễ dàng tấn công mạnh mẽ và nhanh chóng, làm giảm cơ
hội điều trị thành công.
>>>>>Xem thêm: 7 Cách khắc phục tình trạng viêm lợi bị hôi miệng
Tuân thủ phác đồ điều trị tích cực giúp bệnh nhân ung thư có cơ hội sống cao
Ung thư tuyến tiền liệt có tỷ lệ điều trị thành công cao ở giai đoạn đầu, vì vậy nam giới cũng nên bắt đầu quan tâm đến sức khỏe sinh lý, cụ thể là thăm khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc ung thư ở nam giới để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm và tuân thủ đúng phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.