Sỏi tiết niệu hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong đường niệu, do sự lắng cặn, kết tinh của các chất khoáng có trong nước tiểu. Để biết có các loại sỏi tiết niệu nào? Và điều trị sỏi tiết niệu như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Lý giải về các loại sỏi tiết niệu
1. Phân loại sỏi tiết niệu
Tùy vào vị trí hình thành sỏi, tính chất sỏi mà có thể phân loại các loại sỏi tiết niệu như sau:
1.1. Theo thành phần, tính chất của sỏi
– Sỏi canxi:
Trong các loại sỏi thì sỏi canxi là loại sỏi thường gặp nhất, phổ biến là sỏi canxi oxalate, canxi phosphate và canxi carbonat.
– Sỏi axit uric:
Sự lắng đọng của uric tại thận là nguyên nhân chính gây nên sỏi uric, hay gặp ở người có nồng độ axit uric trong máu cao (rối loạn chuyển hóa purin).
– Sỏi struvite:
Sỏi struvite hình thành do nhiễm khuẩn lâu dài đường tiết niệu.
– Sỏi cystin:
Sỏi hình thành do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng lại. Sỏi này thường do bẩm sinh rối loạn vận chuyển cystin ở ống thận và niêm mạc ruột.
Canxi oxalat là loại sỏi phổ biến nhất trong các loại sỏi đường tiết niệu (ảnh minh họa)
1.2. Theo vị trí hình thành sỏi
– Sỏi thận: chiếm 40% các loại sỏi, gồm sỏi bể thận, sỏi đài thận, sỏi đài bể thận, sỏi san hô, sỏi bán san hô.
– Sỏi niệu quản: Chiếm 28% sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản có thể chia thành sỏi niệu quản 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới.
– Sỏi bàng quang chiếm 26% các loại sỏi tiết niệu.
– Sỏi niệu đạo chiếm 4%.
Tìm hiểu thêm: Sỏi thận gây đau bụng và những điều cần biết
Sỏi đường tiết niệu gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo (ảnh minh họa)
2. Nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu được hình thành do một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
2.1. Do bệnh lý và rối loạn chức năng cơ quan khác
Người bị cường tuyến cận giáp, bệnh gout, chứng tăng calci máu, những bệnh nhân liệt 2 chi dưới nằm lâu dễ bị sỏi thận.
2.2. Do các tổn thương hệ tiết niệu
Sỏi tiết niệu có nguồn gốc từ các tổn thương hệ tiết niệu như phình to bể thận bẩm sinh, chít hẹp khúc nối bể thận, niệu quản, dị dạng thận và mạch máu thận, túi thừa niệu quản và túi thừa bàng quang…
2.3. Do di truyền
Nếu trong gia đình có người từng bị sỏi thì khả năng bị sỏi của bạn cũng cao hơn.
2.4. Do chế độ ăn uống
Uống ít nước, chế độ ăn giàu protein, natri, muối và đường có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi tiết niệu.
…
3. Các biện pháp điều trị sỏi tiết niệu
Nếu sỏi nhỏ, nó không gây ra triệu chứng gì, nhưng nếu viên sỏi đủ lớn chúng gây ra dấu hiệu như đau bụng, tiểu ra máu, rối loạn tiểu tiện, thậm chí gây suy thận, thận ứ nước… nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy cần đi khám để có biện pháp điều trị sỏi tiết niệu phù hợp
3.1. Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ
Với sỏi thận nhỏ hơn 2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và nhỏ hơn 1,5cm.
3.2. Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser
Phương pháp tán sỏi với sỏi thận lớn hơn 2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và lớn hơn 1,5cm.
3.3. Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser
Phương pháp tán sỏi đối với sỏi thận mọi vị trí, mọi kích thước.
3.4. Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
Đối với sỏi niệu quản 1/3 trên, 1/3 dưới và sỏi bàng quang lớn hơn 1cm và trên 1cm.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật sỏi thận và những thông tin cần biết
Tùy vị trí, kích thước sỏi mà bác sĩ sẽ tư vấn những biện pháp điều trị sỏi tiết niệu phù hợp
Tùy từng kích thước, vị trí của sỏi mà bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp tán sỏi phù hợp.