Lý giải viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?

Người bệnh viêm đại tràng mãn tính không chỉ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu mà còn đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không và các ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Lý giải viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?

1. Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính là gì?

Viêm đại tràng bao gồm những bệnh có tổn thương viêm nhiễm thật sự của một đoạn hoặc toàn bộ khung đại tràng. Bệnh không bao gồm những tổn thương gây ra do các khối u, ung thư hoặc lao đại tràng. Tình trạng viêm đại tràng kéo dài dẫn đến mãn tính được gọi là viêm đại tràng mãn tính.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, viêm đại tràng mãn tính được chia thành 2 nhóm: Viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân hoặc không rõ nguyên nhân.

Trong đó, viêm đại tràng mãn tính không có nguyên nhân thường gặp ở những người mắc bệnh bệnh đại tràng mãn tính không đặc hiệu.

Còn với nhóm có nguyên nhân, các nguyên nhân gây bệnh phổ biến hàng đầu bao gồm:

– Do nhiễm ký sinh trùng (như Amip, giun tóc,…).

– Nhiễm khuẩn, vi trùng gây bệnh đường ruột (Shigella, Salmonella,…).

– Nhiễm độc gây viêm đại tràng cấp tính nhưng không được điều trị, dẫn đến tiến triển mãn tính.

– Chế độ ăn uống không điều độ, sử dụng nhiều thực phẩm gây kích thích, tổn thương niêm mạc đại tràng cũng được coi là một trong các yếu tố nguy cơ gây viêm đại tràng mãn tính.

Lý giải viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng mãn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh

2. Triệu chứng thường gặp của viêm đại tràng mãn tính

Trước khi giải đáp viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh lý này. Bệnh gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh với các triệu chứng điển hình bao gồm:

2.1. Đau bụng kéo dài

Đây là triệu chứng thường gặp ở hầu hết người bệnh viêm đại tràng mãn tính. Người bệnh đau bụng từng cơn, đau quặn nhiều lần, có khi đau âm ỉ. Vị trí đau thường dọc theo khung đại tràng và hai hố chậu.

Người bệnh thường cảm thấy bụng căng tức rất khó chịu, đặc biệt là khu trú dọc khung đại tràng. Cơn đau bụng có thể giảm bớt sau mỗi lần đi đại tiện.

2.2. Rối loạn về phân

Các bất thường về phân thường rất đa dạng, chủ yếu là đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày. Nhiều trường hợp có thể bị táo bón, phân lẫn máu, có nhầy hoặc không kèm nhầy.

Có những người bệnh bị táo bón xen kẽ với tiêu chảy. Tình trạng phân không ổn định khiến người bệnh không thoải mái sau khi đi đại tiện, mót rặn, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

2.3. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Biểu hiện suy nhược, mệt mỏi xuất hiện do tình trạng viêm đại tràng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Người bệnh thường thấy chán ăn, ăn không ngon, đầy bụng, mệt mỏi.

Hậu quả của tình trạng này là người bệnh có thể trạng gầy sút, hốc hác, thậm chí suy dinh dưỡng. Đồng thời người bệnh đối mặt với những lo lắng, căng thẳng, khiến tinh thần chịu áp lực không nhỏ.

3. Viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý tiêu hóa tiềm tàng nhiều biến chứng nguy hiểm. Đáng chú ý, bệnh càng diễn tiến lâu dài, người bệnh càng cao tuổi thì nguy cơ biến chứng trầm trọng càng tăng cao.

3.1. Biến chứng xuất huyết ồ ạt

Tình trạng viêm kéo dài khiến niêm mạc đại tràng chịu tổn thương nghiêm trọng, không được phục hồi, trở nên đặc biệt yếu ớt. Các vết viêm dễ bị sung huyết, hình thành tổn thương loét. Khi chịu những tác nhân kích thích như sử dụng đồ uống có cồn, thực phẩm kém vệ sinh, dùng kháng sinh quá mức có thể gây chảy máu ồ ạt, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Khám trực tràng như thế nào?

Lý giải viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng mãn tính có thể gây xuất huyết đại tràng ồ ạt, dẫn đến mất máu

3.2. Thủng đại tràng do viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?

Các vết viêm loét bào mỏng và ăn sâu vào các lớp thành đại tràng, theo thời gian có thể gây thủng đại tràng. Vết thủng đại tràng có thể gây tình trạng nhiễm trùng ổ bụng, gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

3.3. Giãn đại tràng cấp tính do viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?

Chức năng tiêu hóa của đại tràng suy giảm do viêm mãn tính, không chỉ gây tổn thương niêm mạc đại tràng mà toàn bộ cấu trúc có thể bị giãn. Biến chứng giãn đại tràng cấp tính có thể gây ra cơn đau bụng dữ dội, khiến người bệnh hôn mê. Tỉ lệ tử vong do biến chứng này rất lớn nếu không được cấp cứu kịp thời.

3.4. Ung thư đại tràng

Biến chứng nguy hiểm hàng đầu của viêm đại tràng mãn tính là ung thư đại tràng. Theo thống kê, có đến 20% thường hợp viêm đại tràng mãn tính tiến triển ung thư. Ung thư đại tràng là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao, cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Tình trạng viêm kéo dài, tái phát liên tục khiến tế bào biểu mô niêm mạc có nguy cơ loạn sản, dị sản, hình thành các tế bào ác tính. Các tế bào ác tính này tạo thành tổ chức ung thư, quá trình phát triển có thể kéo dài nhiều năm.

Lý giải viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Tại sao bị ung thư dạ dày?

Viêm đại tràng mãn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, do đó người bệnh cần chủ động thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh

4. Giải pháp ngăn ngừa biến chứng viêm đại tràng mãn tính

Để dự phòng các biến chứng của viêm đại tràng mãn tính, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

4.1. Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ Tiêu hóa

Giai đoạn mãn tính của viêm đại tràng rất khó điều trị, khả năng tái phát cao. Do đó, người bệnh cần kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị kết hợp chế độ dinh dưỡng – sinh hoạt lành mạnh.

Qua thăm khám và các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định tình trạng tổn thương của đại tràng. Dựa vào thể trạng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh, kiểm soát các triệu chứng giúp phòng ngừa biến chứng. Người bệnh cần thực hiện đúng phác đồ điều trị, không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh việc dùng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Đây là yếu tố không thể thiếu giúp hỗ trợ hiệu quả điều trị, dự phòng các biến chứng nguy hiểm.

4.2. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

– Người bệnh nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho đại tràng như: gạo, thịt nạc, khoai tây, cá, các loại rau xanh, quả tươi,…

– Cần hạn chế đồ chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, các thực phẩm khó tiêu (trứng, sữa, thịt mỡ,…) và các chất kích thích thích (rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga,…).

– Tránh các thức ăn sống như gỏi các loại, rau sống, tiết canh, nem chua,… Điều này giúp phòng tránh các loại vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập gây hại cho đại tràng và đường tiêu hóa.

4.3. Chế độ sinh hoạt

– Vận động thể chất, tập luyện thể dục – thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức khỏe, sức đề kháng. Từ đó khả năng phục hồi viêm đại tràng mãn tính được nâng cao, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh. Các môn thể dục – thể thao được khuyên chọn cho người bệnh gồm: đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội,…

– Tránh xa căng thẳng, lo âu; thay vào đó hãy nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

Câu hỏi “Viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?” nêu ra ở đầu bài đã có lời giải đáp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm khó lường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cả tính mạng của người bệnh. Người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời để kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn chặn các biến chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *