Mắc u nang cơ năng có nguy hiểm không?

U nang cơ năng buồng trứng là khối u xuất hiện ở trong buồng trứng sau khi trứng rụng. Hầu hết các u nang cơ năng đều là u lành tính và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên cũng có trường hợp kích thước khối u quá to gây vỡ u hoặc xoắn u khiến xuất huyết âm đạo, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ.

Bạn đang đọc: Mắc u nang cơ năng có nguy hiểm không?

1. Định nghĩa u nang cơ năng buồng trứng

Nang cơ năng buồng trứng là dạng u hình thành và phát triển ở bề mặt buồng trứng trong và sau khi trứng rụng. Nang buồng trứng cơ năng là khối u lành tính và thường sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp.

Mắc u nang cơ năng có nguy hiểm không?

Hình ảnh so sánh giữa buồng trứng bình thường và buồng trứng bị u nang cơ năng

Rất hiếm khi có u nang ở cả hai bên buồng trứng, thông thường u nang cơ năng chỉ xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải. Nang buồng trứng cơ năng không cần điều trị mà có thể tự biến mất sau vài tháng, trừ số ít trường hợp gây biến chứng chảy máu hoặc đau. Khi có dấu hiệu bất thường chị em cần đến ngay bệnh viện để thăm khám.

2. Dấu hiệu nhận biết u nang

Các khối u nang cơ năng gần như không có bất kì biểu hiện bên ngoài nào và sẽ tự biến mất sau 2- 3 tháng mà không cần dùng thuốc hay điều trị. Tuy nhiên với những khối u có kích thước lớn, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng gây khó chịu sau:

– Cảm giác đầy và căng tức ở vùng bụng

– Đau nhói vùng xương chậu, và đau xung quanh vùng có khối u nang

– Chu kì kinh nguyệt bỗng nhiên thay đổi thất thường

– Rối loạn tiểu tiện, tần suất tiểu tiện trong ngày tăng lên

– Tăng cân không rõ lí do

Nếu khối u nang phát triển ngày càng to gây vỡ u hoặc xoắn, biểu hiện rõ nhất là xuất huyết âm đạo và gây đau đớn vùng bụng dưới, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, da tái nhợt, sốt cao thì chị em cần tới ngay bệnh viện để được điều trị và xử lý kịp thời.

3. Nguyên nhân xuất hiện u nang cơ năng buồng trứng

Nguyên nhân khiến nang cơ năng buồng trứng phát triển là do quá trình rụng trứng trong chu kì kinh nguyệt. Mỗi tháng buồng trứng sẽ phóng thích một trứng, trứng sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng và gặp tinh trùng. Như vậy mỗi trứng sẽ tạo nên một nang trứng.

Cấu tạo của nang trứng có chứa chất lỏng bên trong để bảo vệ trứng. Nang trứng sẽ vỡ ngay sau khi trứng rụng. Tuy nhiên có những trường hợp nang đã trưởng thành nhưng không bị vỡ, cũng không tiết dịch và không giải phóng trứng. Lúc này nang trứng sẽ co lại và sưng lên tạo thành u nang cơ năng.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của u nang là do hệ thống miễn dịch của người bệnh bị suy giảm, một số trường hợp do gi truyền hoặc do chưa được trang bị các kiến thức về chăm sóc phụ khoa.
Những đối tượng sau đây thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc nang cơ năng buồng trứng:

– Tiền sử gia đình có người thân từng mắc bệnh lí trước đó

– Người bệnh từng mắc nang cơ năng rất dễ bị tái phát

– Trường hợp đang sử dụng thuốc có chứa Clomiphene (ví dụ Clomid hoặc Serophene) – Đây là chất làm cản trở quá trình phóng noãn và làm mất cân bằng nội tiết tố.

– Các thành phần chứa Progestin liều thấp, thường được sử dụng trong các biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai, đặt vòng hay cấy que tránh thai

4. Những biến chứng của nang cơ năng buồng trứng

Trên thực tế, u nang cơ năng không gây nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, người bệnh vẫn có khả năng mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên, vẫn có số ít người bệnh mắc phải những biến chứng của bệnh này và có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Các trường hợp biến chứng của nang cơ năng buồng trứng là:

4.1 Xoắn cuống u nang

Đối với các khối u có cuống dài, khi vận động mạnh, phần cuống này dễ bị xoắn lại và làm tắc các mạch máu thông tới buồng trứng. Người bệnh khi gặp biến chứng này sẽ đau bụng quằn quại trong nhiều giờ, kèm theo đó là buồn nôn và nôn mửa.

4.2 Vỡ u nang buồng trứng

Khi lượng dịch ở bên trong quá nhiều khiến cho vỏ bên ngoài không còn chịu đựng được nữa sẽ làm vỡ khối u. Dịch sẽ lan xuống ổ bụng gây đau bụng dữ dội. Nguy hiểm hơn nữa có thể làm xuất huyết trong ổ bụng và khiến bệnh nhân ngất xỉu. Khi u nang vỡ, nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ cao hơn và có thể gây nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm có thể gây tử vong.

4.3 Chèn ép các nội tạng bên trong

Khi các khối u nang phát triển với kích thước quá to sẽ làm chèn ép và gây áp lực lên các cơ quan xung quanh. Khi khối u chèn lên bàng quang sẽ gây rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt. Khi tác động lên trực tràng sẽ gây tác bón, chèn ép lên niệu quản sẽ khiến cho thận bị đọng nước hoặc trầm trọng hơn nếu tĩnh mạch bị đè nén sẽ khiến mạch máu và không được lưu thông và làm phù 2 chi dưới hoặc trướng cổ.

Tìm hiểu thêm: Cảnh báo: 47% phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung dưới 35 tuổi

Mắc u nang cơ năng có nguy hiểm không?

Rối loạn tiểu tiện xảy ra khi khối u chèn ép vào bàng quang

Đối với phụ nữ mang thai, khi mắc u nang buồng trứng khối u có thể phát triển về kích thước và nằm đè lên thai nhi gây sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy trong thai kì chị em cần hết sức lưu ý và thường xuyên khám khai định kì để đảm bảo có một thai kì an toàn, khỏe mạnh.

5. Các phương pháp điều trị u nang buồng trứng cơ năng

Nang cơ năng buồng trứng nếu không gặp biến chứng thì không cần điều trị cũng như uống thuốc vì khối u sẽ tự tiêu sau một vài chu kì kinh. Chị em chỉ cần theo dõi sự phát triển của khối u bằng cách siêu âm định kì sau mỗi kì kinh nguyệt

Nếu kích thước khối u ngày một tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm, đồng thời các triệu chứng của bệnh ngày một rõ rệt thì cần can thiệp và xử lí ngay lập tức để không nguy hại tới tính mạng

5.1 Điều trị bằng thuốc

Bệnh nhân sẽ được theo dõi sự phát triển của khối u trong vòng từ 1 – 2 tháng. Trong thời gian theo dõi nếu các chỉ số về kích thước ngày càng tăng thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng những loại thuốc sau:

– Thuốc giảm đau: Nhằm giảm thiểu sự đau đớn do bị khối u chèn ép lên các cơ quan nội tạng xung quanh.
– Viên uống tránh thai: Nhằm cản trở lại quá trình rụng trứng, từ đó ngăn ngừa nguy cơ khối u mới hình thành cũng như hạn chế sự gia tăng về kích thước của khối u cũ.

Lưu ý: Chị em tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc trên khi chưa có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

5.2 Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Đối với các bệnh nhân đã điều trị bằng phương pháp nội khoa nhưng kết quả không khả thi, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u nang. Hiện có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến là mổ nội soi và mổ mở.

Mắc u nang cơ năng có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu các triệu chứng ung thư dạ dày

Phẫu thuật mổ cắt u nang buồng trứng tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI

– Phương pháp phẫu thuật nội soi: Được chỉ định trong những trường hợp kích thước khối u trung bình, không quá dính và không được tiên lượng là u ác tính. Mổ nội soi hiện là phương pháp được dùng phổ biến trong phẫu thuật cắt u bởi thời gian phục hồi nhanh, vết sẹo mổ đẹp và hạn chế gây đau đớn cho bệnh nhân.

– Phương pháp phẫu thuật mổ mở: Với người bệnh có kích thước khối u lớn, hình dạng bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mở bụng để đánh giá khối u và có biện pháp xử trí kịp thời nếu là u ác tính. Tuy nhiên, phẫu thuật mổ mở sẽ mất nhiều thời gian hồi phục sức khỏe hơn. Đồng thời người bệnh cần phải nhập viện để theo dõi trước và sau khi phẫu thuật.

Trên đây là những thông tin về bệnh u nang cơ năng buồng trứng. Nếu có thắc mắc hoặc cần giải đáp các bạn hãy liên hệ qua tổng đài của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *