Mách bạn các cách trị mất ngủ dân gian quen dùng

Bệnh mất ngủ đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Mất ngủ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Bên cạnh việc khám và điều trị theo chuyên khoa y tế, còn có một số cách trị mất ngủ dân gian. Các phương pháp này được khá nhiều người áp dụng do thực hiện khá đơn giản. Vậy đó là những cách nào, hiệu quả đến đâu, khi nào có thể áp dụng?

1. Trị mất ngủ bằng các phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên và dễ dàng tìm kiếm. Tuy nhiên, các phương pháp này chủ yếu có tác dụng hỗ trợ điều trị, và hiệu quả nhất với mức độ mất ngủ nhẹ, mất ngủ không do bệnh lý. Dưới đây là một số phương pháp như vậy:

1.1. Tâm sen – cách trị mất ngủ dân gian khá hiệu quả

Tâm sen là phần lõi ở giữa của hạt sen, có vị đắng và khó ăn. Tuy nhiên, tâm sen lại được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Đông y để chữa trị mất ngủ với tên gọi liên tâm. Vị đắng ở tâm sen có tác dụng an thần, tính hán trong tâm sen giúp thanh nhiệt giải độc giúp người dùng dễ ngủ. Các nghiên cứu trong y học hiện đại thấy được trong tâm sen có nhiều Alkaloid, axit amin và noid  giúp thư giãn hệ thần kinh, giảm stress.

Các phương pháp sử dụng tâm sen khá đơn giản và dễ làm:

Cách 1: Pha trà tâm sen.

Tâm sen sau khi lấy đem phơi khô sau đó sao vàng để có thể loại bỏ độc tố. Trước khi pha rửa sạch tâm sen, sử dụng 2-3g/ngày cho vào nước ấm sau đó thêm nước sôi để hãm trà uống trong ngày. Thời gian đầu sử dụng nên pha loãng một chút để cơ thể dễ thích ứng sau đó tăng dần.

Sử dụng trà tâm sen là cách hỗ trợ giảm mất ngủ quen thuộc

Trà tâm sen tác dụng giúp giảm căng thẳng cho hệ thần kinh và trị mất ngủ

Cách 2: Kết hợp tâm sen với một số vị thuốc khác

Tâm sen kết hợp với lá vông, lá dâu tằm và táo nhân. Lá vông và lá dâu tằm sấy khô, tán mịn cùng táo đập dập cho cùng tâm sen cho vào hãm trà, cuối cùng cho thêm một chút hoa nhài.

Chú ý: Tâm sen tốt cho điều trị mất ngủ nhưng cần lưu ý không nên sử dụng kéo dài liên tục hơn 1 tháng, vì có thể gây ra ngộ độc.

1.2. Bài thuốc từ gừng

Gừng là một trong những gia vị quen thuộc trong bếp, ngoài ra nó cũng là một trong những vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học. Gừng có tính nóng, vị cay có thể làm tan và lưu thông máu giúp cơ thể thoải mái. Trong gừng còn có chất cinehowc – giúp giải tỏa căng thẳng, trị nhức đầu. Vì vậy gừng cũng được biết đến như một bài thuốc quen thuộc, có nhiều phương pháp trị mất ngủ bằng gừng như:

– Trà gừng: Gừng đem rửa sạch và đập dập sau đó đun với nước sôi, cho thêm một chút đường phèn đun tới khi đường tan. Trà gừng có thể sử dụng hàng ngày vào buổi trưa và chiều để tối có tác dụng.

Trà gừng là bài thuốc dân gian quen thuộc giúp hỗ trợ giấc ngủ

Trà gừng giúp giảm căng thẳng và điều trị mất ngủ – phương pháp quen thuộc

– Làm nước ngâm chân: Gừng đập dập cho vào đun cùng nước thêm chút muối. Ngâm chân trước khi ngủ khoảng 20 – 30 phút. Nước gừng ngâm chân giúp các kinh mạch được thư giãn và khiến cơn buồn ngủ đến nhanh hơn.

Có thể kết hợp cả uống trà và ngâm chân để có tác dụng tốt và nhanh hơn.

1.3. Sử dụng hoa tam thất

Hoa tam thất là một trong những phương pháp trị mất ngủ dân gian có hiệu quá rất khả thi và được nhiều người sử dụng. Trong Đông y, hoa tam thất có tác dụng ức chế thần kinh, dưỡng tâm an thần, dưỡng khí và điều hòa huyết áp. Nhờ những tác dụng đó giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Trị mất ngủ bằng hoa tam thất đơn giản bằng cách: chuẩn bị khoảng 4-5 nụ hoa tam thất cho vào bình với khoảng 500ml nước sôi hãm khoảng 15 – 20 phút rồi sử dụng. Nên sử dụng nóng trong ngày khoảng từ 2-3 lần để giấc ngủ được cải thiện rõ rệt hơn.

Nụ hoa tam thất - cải thiện mất ngủ là một trong những cách trị mất ngủ dân gian

Nụ hoa tam thất dùng pha trà điều trị khó ngủ, mất ngủ

1.4. Dùng cây lang nữ cũng là cách trị mất ngủ dân gian được lựa chọn

Cây lang nữ có rất nhiều tinh dầu, gluxit, axit hữu cơ…. có vị ngọt và tính ấm. Lang nữ có tác dụng giúp an thần và hỗ trợ giảm mất ngủ hiệu quả. Nguyên liệu này được xem là an toàn và có thể dùng với cả trẻ em. Sử dụng cây lang nữ tại nhà có 2 cách đơn giản sau:

Cách 1: Trà lang nữ

Dùng từ 2-3g rễ lang nữ khô cùng với 300ml nước sôi. Hãm với  nóng khoảng 15 – 20 phút sau đó bỏ ra sử dụng. Nên chia các ngụm nhỏ để tinh chất trong trà được ngấm từ từ và phát huy hết tác dụng.

Cách 2: Ngâm rượu lang nữ (Chủ yếu dùng với nam giới)

Sử dụng rượu trắng khoảng 40 độ ngâm cùng lang nữ theo tỷ lệ 5:1, sau đó ủ tối thiểu 30-45 ngày. Rượu lang nữ có thể sử dụng từ 3-5ml/ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Nữ lang - vị thuốc quen thuộc điều trị mất ngủ bằng dân gian

Nữ lang khô có thể dùng để pha trà, ngâm rượu

1.5. Trà táo đỏ kỷ tử

Kỷ tử rất giàu vitamin B1, vitamin C, vitamin A… và đặc biệt là hàm lượng Carbohydrate giúp cân bằng đường huyết và giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ…Sự kết hợp giữa táo đỏ và kỷ tử sẽ  mang đến cho người dùng giấc ngủ sâu và tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy. Để có được 1 ly táo đỏ kỷ tử giúp ngủ ngon bạn cần:

Thái lát 3-5 quả táo đỏ cùng 10-15 hạt kỷ tử cho vào bình. Dùng khoảng 500ml nước sôi và đợi khoảng 15-20 phút. Khi nước sang màu vàng nâu và còn ấm có thể sử dụng luôn. Có thể pha một bình uống trong ngày, hoặc uống sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ.

2. Lưu ý khi trị mất ngủ bằng phương pháp dân gian

Để có hiệu quả tốt nhất khi sử dụng các phương pháp trị mất ngủ dân gian thì người bệnh cần chú ý các điều sau:

– Sử dụng kiên trì và đều đặn đối với từng loại nguyên liệu

– Không nên tùy tiện kết hợp các loại nguyên liệu với nhau khi chưa có chỉ dẫn hay chưa tham khảo rõ công dụng của từng loại.

– Tham gia các hoạt động thể dục thể thao thư giãn cơ thể giúp quá trình chữa bệnh mất ngủ trở nên hiệu quả hơn

– Trong quá trình điều trị cần cải thiện lối sống kho học hơn và hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ có gas, thuốc lá, rượu, bia…. Đặc biệt tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng liên tục

Các phương pháp trị mất ngủ dân gian kể trên có thể đem lại tác dụng hiệu quả vvới một số trường hợp bệnh nhẹ. Với các trường hợp do bệnh lý hay tình trạng kéo dài quá lâu, bệnh nhân cần đi thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Từ đó có các phương pháp điều trị phù hợp.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *