Theo thống kê, có tới 35% ung thư bắt nguồn từ thói quen ăn uống. Trong số các bệnh ung thư do ăn uống, ung thư đường tiêu hóa dễ gặp phải và nguy hiểm nhất. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách “ăn đúng” để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh nguy hiểm nhất trong các loại ung thư. Đây là bệnh nguy hiểm và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường.
Bạn đang đọc: Mách bạn cách “ăn đúng” để phòng ung thư đường tiêu hóa
Cho tới nay, nguyên nhân chính xác gây ung thư đường tiêu hóa vẫn chưa được kết luận cụ thể nhưng có nhiều yếu tố được cho là làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, trong đó có thói quen ăn uống. Theo đó, những người có thói quen ăn thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, nghiện rượu bia, ăn những thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh… rất dễ mắc bệnh.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư ở đường tiêu hóa
Các bệnh ung thư đường tiêu hóa do ăn uống mà ra phải kể đến là ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư gan mật, ung thư hậu môn.
tham khảo: gói khám tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Mách bạn cách ăn đúng để phòng ung thư đường tiêu hóa
Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa ung thư, chúng ta cần trang bị cho mình những bí quyết ăn uống đúng cách và khoa học nhất.
Thứ nhất, cần tránh ăn một số loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa
Những thực phẩm như: thực phẩm ướp muối, ủ chua, ngâm dấm, thịt – cá hun khói, thịt nướng, dưa muối, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm bẩn, thực phẩm có thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, thực phẩm hết hạn sử dụng… Những thực phẩm này khi ăn vào cơ thể sẽ sản sinh ra những chất độc gây hại cho đường tiêu hóa, dễ gây những tổn thương viêm loét, nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh. Theo thời gian, có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày – thực quản, đại trực tràng.
Thứ 2, tránh những thực phẩm chứa nấm mốc
Những thực phẩm mốc như đậu, lạc, đỗ bị mốc sẽ sản sinh ra độc tố aflatoxin gây hại cho cơ thể, đặc biệt là làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
Tìm hiểu thêm: Lý giải ung thư đường tiêu hóa có cần điều trị không?
Cần tránh những thực phẩm mốc hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh
Thứ 3, tránh những loại đồ uống có cồn
Những thực phẩm có cồn như rượu bia, thường được nhiều người sử dụng đặc biệt trong các bữa cơm gia đình, liên hoan, tiệc tùng… Thế nhưng việc dung nạp quá nhiều những đồ uống có cồn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể. Lượng cồn đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde, làm tổn thương các ADN và ngăn không cho tế bào sửa chữa các ADN bị tổn thương, dẫn đến ung thư. Rượu bia là làm tổn thương các tế bào gan, gây xơ gan, lâu dần dẫn đến ung thư gan mật. Rượu bia còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, thực quản.
Thứ 4, nên tăng cường rau củ quả
Thực tế cho thấy, có rất nhiều loại rau, củ quả chứa các thành phần kháng ung thư, giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa sự xuất hiện và phát triển của tế bào ung thư. Chính vì thế, bạn cần ăn đúng những loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, sẽ giúp ngừa ung thư đường tiêu hóa hiệu quả.
Thứ 5, nên uống nhiều nước
Nước rất có lợi cho cơ thể và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, đồng thời ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, hậu môn. Vì thế bạn nên uống nhiều nước hàng ngày. Nước có thể là nước lọc, sinh tố trái cây…
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc lấy cao răng bao tiền
Tăng cường bổ sung rau xanh và các loại trái cây củ quả trong bữa ăn hàng ngày
Thứ 6, nên hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày
Thói quen ăn mặn hoàn toàn không có lợi cho cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư. Do đó, trong khi chế biến thực phẩm, bạn nên hạn chế muối. Đồng thời cũng cần từ bỏ dần thói quen ăn mặn khi chấm đồ ăn.
Thứ 7, nên ăn đúng giờ, đủ bữa
Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh thông thường như viêm loét, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm đại tràng… thì chúng ta cần ăn uống đúng giờ đủ bữa. Việc ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh thông thường sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa trong tương lai.
Bên cạnh việc “ăn đúng” để bảo vệ hệ tiêu hóa, ngừa ung thư, chúng ta cần chú ý tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ để kịp thời phát hiện sớm bệnh (nếu có).
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.