Bàng quang là vị trí có thể xuất hiện những viên sỏi kích thước lớn gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Cách chữa sỏi bàng quang hiệu quả dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn.
Bạn đang đọc: Mách bạn cách chữa sỏi bàng quang hiệu quả
1. Sự cần thiết phải điều trị bệnh sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang thường có số lượng nhiều và kích thước lớn. Nếu không có cách chữa sỏi bàng quang phù hợp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
– Gây ra các rối loạn chức năng bàng quang: Viên sỏi di chuyển trong bàng quang gây ra những triệu chứng khó chịu như tiểu nhiều lần, tiểu khó… Việc này kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.
– Gây nhiễm trùng đường tiết niệu: Sỏi cọ xát gây tổn thương niêm mạc bàng quang. Vi khuẩn có sẵn trong môi trường nước tiểu xâm nhập gây viêm nhiễm. Viêm nhiễm đường tiết niệu có thể bao gồm viêm bàng quang, viêm thận rất nguy hiểm.
Sỏi bàng quang lớn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: viêm bàng quang, viêm thận, suy thận…
– Gây tắc đường tiểu: Một khi viên sỏi quá lớn, chặn đường thoát của nước tiểu gây ra tình trạng bí tiểu hoàn toàn.
– Gây ra thận ứ nước: Nước tiểu bị ngăn không thoát được khiến thận bị ứ nước. Lâu dài sẽ khiến thận bị mất chức năng.
– Gây ra suy thận cấp và mãn tính: Các bệnh do sỏi bàng quang gây ra không được điều trị sẽ dẫn đến suy thận cấp và suy thận mãn tính.
Như vậy, việc chữa sỏi bàng quang càng sớm càng có hiệu quả cao, chi phí ít tốn kém hơn.
2. Dấu hiệu sỏi bàng quang thường gặp nhất là gì?
– Bệnh nhân cảm thấy bị đau rát khi đi tiểu, có các triệu chứng tiểu rắt, tiểu són, dòng nước tiểu bị gián đoạn…
– Bệnh nhân đối mặt tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe.
– Bệnh nhân nữ bị đau bụng phần bụng dưới, bệnh nhân nam khó chịu bộ phận dương vật và tinh hoàn.
– Khi tình trạng nặng, bệnh nhân có triệu chứng tiểu ra mủ, nước tiểu lẫn máu, nước tiểu mùi hôi.
3. Những cách chữa sỏi bàng quang phổ biến nhất hiện nay
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân khi thăm khám. Cũng như chính xác vị trí và kích thước của sỏi, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định cách chữa sỏi bàng quang phù hợp nhất.
3.1. Cách chữa sỏi bàng quang nội khoa
Với sỏi có kích thước nhỏ, thường nhỏ hơn 5mm và chỉ có 1 viên. Sỏi chưa gây ra triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc: thuốc giãn cơ trơn, thuốc giảm đau… để tăng khả năng sỏi có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể. Đồng thời, người bệnh cần uống nhiều nước hơn, kết hợp với những môn thể dục như chạy bộ hoặc nhảy dây để sỏi dễ dàng di chuyển hơn.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm đường tiết niệu là gì?
Chữa sỏi bàng quang bằng uống thuốc chỉ áp dụng khi viên sỏi còn nhỏ và chưa gây ra biến chứng
3.2. Cách chữa sỏi bàng quang bằng bài thuốc dân gian
Phương pháp này hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang có kích thước nhỏ và chưa có triệu chứng. Với mục tiêu làm sỏi bị bào mòn nhỏ đi. Phương pháp dân gian này sử dụng các thảo dược tự nhiên nên thời gian áp dụng tương đối lâu dài.
Theo y học cổ truyền, để điều trị sỏi bàng quang có 7 thảo dược tự nhiên: Kim tiền thảo, râu ngô, râu mèo, rau ngổ, nhọ nồi, hoàng bá, xa tiền xử… Có tác dụng hơn cả trong điều trị bệnh sỏi bàng quang. Chúng có chung tác dụng bao gồm:
– Giúp lợi tiểu, có tác dụng tăng lưu lượng nước tiểu giúp bào mòn sỏi, đào thải cặn lắng mới phát sinh.
– Có tác dụng giảm nồng độ khoáng chất, hạn chế kết tinh tạo sỏi trong bàng quang.
– Giảm co thắt cơ trơn giúp giảm đau, dễ dàng tống xuất sỏi ra ngoài cơ thể.
– Có tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.
Tuy nhiên, các thảo dược này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Cần sử dụng thảo dược sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Trước khi sử dụng, bệnh nhân cần đi khám ở các bệnh viện y học cổ truyền để được bắt mạch, kê đơn.
3.3. Cách chữa sỏi bàng quang ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa loại bỏ sỏi hiện nay có rất nhiều tiến bộ. Nếu như trước đây, người bệnh phải mổ mở truyền thống gây mất nhiều máu, dễ nhiễm trùng, sẹo xấu… Thì nay, với những phương pháp tán sỏi hiện đại, việc loại bỏ sỏi trở nên đơn giản mà vẫn vô cùng hiệu quả.
Hiện nay có 3 phương pháp tán sỏi được áp dụng rộng rãi với nhiều ưu điểm là: Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể; Phương pháp tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ; Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng theo đường tiểu.
Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể hiện nay
– Phương pháp này sử dụng sóng xung kích, chiếu tập trung vào vị trí có sỏi, phá vỡ cấu trúc của nó khiến sỏi vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ. Sau đó sỏi sẽ được đào thải ra bên ngoài cơ thể theo đường nước tiểu.
– Tán sỏi ngoài cơ thể có ưu điểm vượt trội là không xâm lấn, không gây sẹo xấu. Vì không xâm lấn nên cũng hạn chế tối đa khả năng nhiễm trùng. Bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, có thể ra viện ngay.
>>>>>Xem thêm: 6 dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa không thể bỏ qua
Tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi tiết niệu nói chung hiệu quả, an toàn
Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi bàng quang qua da
– Phương pháp này tán sỏi bằng cách bác sĩ rạch một vết nhỏ trên da, tạo một đường hầm nhỏ vào bên trong. Dụng cụ nội soi được đưa qua đường hầm nhỏ, tiếp cận và phá vỡ viên sỏi bằng năng lượng laser. Vụn sỏi sẽ được lấy ra thông qua đường hầm nhỏ, vụn sỏi quá nhỏ sẽ được đào thải qua đường tự nhiên.
– Phương pháp này có ưu điểm xâm lấn rất ít, vết rạch chỉ nhỏ như đầu bút bi. Người bệnh ít đau đớn hơn rất nhiều và rất mau hồi phục. Hạn chế chảy máu và nhiễm trùng vết mổ.
Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng theo đường tự nhiên
– Bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm/cứng hoặc bán cứng đưa theo đường tự nhiên (âm đạo/dương vật) lên niệu đạo đến bàng quang. Thực hiện phá vỡ sỏi bằng năng lượng laser. Vụn sỏi được hút, rửa trong quá trình tán sỏi.
– Ưu điểm là có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước lớn. Theo đường tự nhiên nên không mổ, ít đau.
Những cách chữa sỏi bàng quang hiện nay có rất nhiều điểm vượt trội. Vừa giúp loại bỏ sỏi bàng quang dứt điểm, an toàn. Vừa hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, các phương pháp chữa sỏi bàng quang đều là công nghệ tán sỏi cao, kỹ thuật khó. Do vậy, người bệnh nên đến các bệnh viện uy tín để được điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.